Bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả để phòng ngừa táo bón cho trẻ.
Làm gì để giảm táo bón?
6 loại thực phẩm gây táo bón
Chữa hắc lào, táo bón hiệu quả bằng cây chút chít
Táo bón - Trị liệu cách nào?
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Theo như bạn nói thì con bạn đang bị bệnh táo bón. Khi táo lâu ngày sẽ dẫn đến phình to đại tràng, phân chứa lâu trong ruột bị hấp thu nước nên bị rắn làm trẻ đi ngoài khó và đau.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ phần lớn là do chế độ ăn. Mặc dù bạn có cho con ăn rau, hoa quả, sữa chua nhưng tình trạng vẫn chưa tiến triển nhiều, điều này có thể do chế độ ăn của bé có nhiều đạm. Do đó, bạn cần xem lại chế độ ăn hàng ngày của bé. Trẻ ăn nhiều chất đạm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
Để biết rõ nguyên nhân gây ra táo bón cho con, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa dinh dưỡng để thăm khám và điều trị sớm. Bởi, táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ ở trẻ.
Dù bất cứ nguyên nhân nào thì việc điều trị táo bón cũng phải bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn. Do đó, bạn cần cho bé uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ hậu môn, ăn nhiều rau xanh để kích thích nhu động ruột. Về rau xanh, bạn nên chọn các loại rau như mồng tơi, khoai lang, rau dền, có thể cho bé ăn khoai lang luộc hoặc ép nước khoai lang sống cho bé uống nước. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh, chất xơ hòa tan để hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Nếu cần thiết, bạn có thể thụt tháo cho bé bằng mật ong pha nước ấm.
Chúc bạn và bé luôn khỏe!
Bình luận của bạn