Công lý nào cho các nạn nhân Minamata bị đầu độc bằng thủy ngân?

Một trong những nạn nhân bị ngộ độc thủy ngân ở Minamata

Ám ảnh với thảm cảnh động vật chết hàng loạt trên khắp hành tinh

Loại cá có độc tính mạnh gấp 1.200 lần xyanua

Ăn cá chết vì nhiễm độc dễ tử vong trong 2 giờ!

Điều gì xảy ra khi ăn phải thuỷ hải sản nhiễm độc?

Từ những năm 1932, công ty Chisso của Nhật Bản – một trong những công ty hóa chất kiểu mẫu thời đó đã đổ chất thải chưa qua xử lý xuống biển Shiranui ở vịnh Minamata khiến các cư dân địa phương bị ngộ độc thủy ngân, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề: Khiến hệ thần kinh của các bệnh nhân bị ảnh hưởng (mất xúc giác, thị giác giảm, bị run tay, co giật, liệt…), nguy cơ bị ung thư cao; Thai nhi tại Minamata bị nhiễm thủy ngân từ mẹ khi sinh ra bị thiểu năng trí tuệ và nhiều khuyết tật nặng nề khác.

Hình ảnh đầy ám ảnh về các nạn nhân Minamata

Nhiều người đã đứng lên biểu tình, đòi quyền lợi cho các nạn nhân của thảm họa. Yuta Jitsukawa – một trong những nhà hoạt động như vậy – người đứng đầu Diễn đàn Minamata đã tham gia vào một chiến dịch gây quỹ cho các nạn nhân của thảm họa, cuối cùng trở thành biên tập tự do nhằm mục tiêu tiếp sức cho họ.

Căn bệnh này lần đầu tiên được công nhận rộng rãi vào 1/5/1956, khi một trung tâm y tế công cộng ở Minamata báo cáo về 4 ca bị rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. 60 năm sau khi căn bệnh Minamata chính thức được công nhân, Jisukawa vẫn đẩy mạnh việc giúp đỡ các nạn nhân.

Jisukawa cũng lưu ý rằng nhiều nạn nhân tham gia vào chiến dịch này đã qua đời, và những đội ngũ hiện tại cần tiếp tục đòi công lý cho các nạn nhân Minamata.

Tatsuaki Okamoto cũng là một trong những nhà hoạt động cho những nạn nhân của Minamata. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, Okamoto gia nhập Chisso với vai trò điều hành và đã có mối quan hệ căng thẳng với các nhà quản lý.

Những cuộc biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân Minamata

Tuyên bố của ông trong một bài báo năm 1968 cho rằng“sẽ là đánh xấu hổ nếu như các nhà quản lý và các công nhân không phải làm bất cứ thứ gì cho các nạn nhân và không giải quyết được vấn đề Minamata. Những cá nhân như chúng ta cần có động thái cụ thể giúp đỡ cho họ.”

Okamoto đã nghiên cứu về căn bệnh này và ban hành 6 tập sách dày 3.700 trang về bệnh Minamata. Ông đã nghỉ hưu sau khi làm việc ở Chisso vào năm 1990, nhưng chưa bao giờ quên rằng mình là “kẻ đồng lõa trong vụ giết người”.

Bảo tàng trưng bày hình ảnh của các nạn nhân Minamata

Sau phán quyết, Yoshiko Shiotani – một cựu nhân viên phúc lợi đã đề xuất cung cấp 900 triệu ¥ để kiểm tra sức khoẻ cho 470.000 người dân sống xung quanh biển Shiranui với hy vọng điều này sẽ giúp phát triển phương thuốc chữa bệnh cho họ.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3.000 người được chấp nhận như những người bị bệnh, dù 33.540 người đang tìm kiếm sự công nhận của chính phủ. Nhiều người đã chỉ trích xoay quanh những chính sách quá chặt chẽ này.

“Bệnh Minamata xảy ra khi xã hội Nhật Bản tập trung vào nền kinh tế chứ không tập trung vào môi trường làm việc. Và tôi tin rằng việc nhìn nhận lại kinh nghiệm của chúng ta sẽ có lợi cho các nước đang phát triển, để bi kịch không bao giờ lặp lại”, Shiotani nói.  

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của bà là dành cho con cái của những người bị bệnh  - những người nhiễm thủy ngân từ trong bụng mẹ giờ cũng đã 60 tuổi. Cha mẹ của họ đang ngày càng già đi và họ có nguy cơ không được chăm sóc tại gia đình. Những vấn đề do Minamata vô cùng nghiêm trọng đến mức nó không thể chỉ được bồi thường bằng tài chính.

Theo bà, “thật sự đáng hổ thẹn khi thảm họa không được giải quyết trong vòng 60 năm qua.”

Hoài Thương H+ (Theo Japantimes.co.jp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội