- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Cá chết dọc biển miền Trung nghi do nhiễm độc (ảnh: TTO)
Hơn 20 người ngộ độc sau tiệc hải sản
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tin ống xả thải biển Vũng Áng
Ăn cá chết vì nhiễm độc dễ tử vong trong 2 giờ!
Những vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam gây chấn động dư luận!
Thuỷ hải sản nhiễm độc xyanua
Liên quan tới vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, nhiều chuyên gia về tài nguyên biển lo ngại rằng, có thể cá bị nhiễm độc xyanua. Nếu điều này là sự thật thì quá kinh khủng. Bởi lẽ, xyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp.
Người ăn phải cá hay thực phẩm nhiễm độc xyanua, nhẹ thì có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh sâu… Nặng thì rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, hạ huyết áp, co giật. Các triệu chứng xuất hiện nhanh chỉ 30 phút - 2 giờ sau ăn. Người ăn thực phẩm nhiễm độc xyanua có thể tử vong chỉ vài phút ngay sau ăn.
Thủy sản nhiễm xyanua cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng và cả nòi giống
Nếu được điều trị sớm, ngộ độc xyanua sẽ không để lại di chứng, tuy nhiên nếu xử lý không kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm, bao gồm suy thận, tiêu cơ vân và hoại tử tế bào gan.
Thuỷ hải sản nhiễm thuỷ ngân
Thuỷ ngân trong nước thải của nhà máy hoá chất có thể làm nhiễm độc cá nghiêm trọng.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân nguyên tố bao gồm: Tê hoặc đau ở một số khu vực trên da, run rẩy không kiểm soát, khả năng di chuyển bị hạn chế, không nhìn rõ, mất trí nhớ, nôn, khó thở, ho, sưng, chảy máu chân răng, co giật và tử vong.
Thuỷ ngân làm nhiễm độc cá đã khiến hàng nghìn người Nhật Bản nhiễm bệnh năm 1956
Căn bệnh này mang tên Minamata. Nó được biết đến rộng rãi vào ngày 1/5/1956, khi bác sĩ Hajime Hosokawa, thuộc bệnh viện của công ty Shin Nihon Chisso Hiryo Nhật Bản báo cáo sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Không lâu sau đó, 54 trường hợp khác được phát hiện và 17 người tử vong.
Thuỷ hải sản nhiễm kim loại cadimi
Cadimi thuộc nhóm kim loại nặng cùng với chì, thủy ngân. Đây đều là các độc chất thuộc loại độc nhất đối với cơ thể con người. Cadimi được dùng trong sản xuất pin, ắc quy, dùng mạ kim loại. Các nhà khoa học đã tìm ra cadimi có rất nhiều tại các kênh, rạch, sông ngòi, có thể nhiễm độc vào thuỷ hải sản (đặc biệt là cá rô phi) và gây hại cho con người.
Cadimi là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận rất nặng, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.
Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận… Khi đã bị ngộ độc cadimi chỉ có thể trị các triệu chứng của rối loạn chứ không có thuốc chữa trị ngộ độc cadimi đặc hiệu. Vì vậy, tốt nhất là đừng để cadimi có điều kiện tiếp xúc, xâm nhiễm làm hại cơ thể.
Thuỷ hải sản nhiễm độc chì
Người ăn cá bị nhiễm độc chì dễ có những biểu hiện sau:
Đối với trẻ em: Hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần; Nôn, đau bụng, chán ăn… Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25 - 30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn…
Ở người lớn: Lơ mơ, lẫn lộn, sảng, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt; Miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, cơn đau bụng; Đau cơ, yếu cơ, đau khớp… Bị nhiễm độc nặng có thể gây: Thiếu máu, suy giảm ham muốn tình dục, vô sinh, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai, suy thận…
Cách lựa chọn cá Kích cỡ: Chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển. Cách chọn cá tươi: Cá tươi (mới đánh bắt hoặc ướp đá đúng tiêu chuẩn) thì nồng độ phân bố các kim loại nặng trong cơ thể cá cố định ở một số cơ quan nhất định (có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến). Cá để lâu ngày (cá trữ lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển) thì nồng độ kim loại nặng có ở toàn thân cá. Phần thịt cá chứa nhiều kim loại nặng nhất Phần mang cá: Nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá khi chế biến đồ ăn. Gan và mỡ: Nên loại bỏ mỡ và toàn bộ nội tạng, nhất là gan. |
Không ăn cá chết hàng loạt ven biển miền Trung!
Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung từ các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Cần thu gom và tiêu hủy cá chết hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bình luận của bạn