Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam cần khoảng gần 2 triệu đơn vị máu/năm, tuy nhiên, khả năng
đáp ứng hiện tại chỉ mới đạt dưới 45% so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ người hiến máu cũng
chỉ đạt dưới 0.8% trên tổng dân số quốc gia trong khi nhu cầu tối thiểu là 2% trên tổng dân
số.
Mặc dù số lượng người hiến máu hiến hằng năm đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế,
khiến cho cuộc sống những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.
Thông qua các chương trình tuyên truyền, tổ chức thu nhận máu hiến tặng bằng các xe lưu động của
các bệnh viện cũng đã giúp nâng cao sự đồng lòng chung sức của đông đảo người dân tham gia hiến
tặng máu. Nhưng vào thời điểm cận Tết, lượng máu hiến tặng giảm do học sinh, sinh viên tình
nguyện - đối tượng cung cấp đến 80% lượng máu, đang trong giai đoạn tập trung thi hết kỳ nên không
tham gia hoạt động hiến máu.
Nguồn máu cung cấp tuy rất cần kíp đều phải qua quá trình sàng lọc, để đảm bảo loại bỏ mọi nguy cơ
truyền nhiễm có thể xảy ra (HIV, siêu vi B, siêu vi C…) trước khi được truyền cho bệnh nhân; chưa
kể các yếu tố về phân loại nhóm máu, phản ứng chéo giúp phát hiện các kháng thể bất thường ở người
cho máu… Điều này đòi hỏi độ nhạy, và tính hiệu quả ở công nghệ sàng lọc máu rất cao.
Giải pháp sàng lọc máu an toàn, hiệu quả
Hội Truyền máu Huyết học TP. HCM và bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM vừa tổ chức Hội nghị
Ghép Tế bào gốc tạo máu Châu Á - Thái Bình Dương (APBMT) lần thứ 18 và Hội nghị Truyền máu Huyết
học TP. HCM và Khu vực phía Nam lần thứ 2.
Tại hội nghị, ngoài lĩnh vực ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh lý huyết học, các chuyên gia
trong và ngoài nước cũng đã cùng nhau thảo luận và tìm hiểu về các giải pháp truyền máu an toàn,
hiệu quả, đáng tin cậy.
Tham dự trình bày, Roche Diagnostics Việt Nam có đại diện là ông Benjamin Lilienfeld - Giám đốc
Kinh doanh, Ngành sản phẩm về vi-rút và sàng lọc máu, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đã giới
thiệu giải pháp toàn diện trong sàng lọc máu, kết hợp xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại
axit nucleic (NAT).
Việc kết hợp giữa xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT) có nhiều cải
tiến nổi trội. Nếu như phương pháp xét nghiệm huyết thanh giúp đo lường các dấu hiệu vi-rút gián
tiếp có trong mẫu máu của người bịnhiễm bệnh thì kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT) sẽ
giúp phát hiện trực tiếp các NDA hoặc RNA của vi-rút.
Phương pháp cũng sẽ rút ngắn thời gian cửa sổ (thời kỳ mới nhiễm vi-rút gây bệnh và cơ thể chưa kịp
sinh ra kháng thể chống lại hoặc lượng kháng thể còn ít) giúp phát hiện vi rút HIV trong vòng 10
ngày thay vì 18 - 21 ngày sau khi phơi nhiễm, tương ứng với vi-rút viêm gan siêu vi B, C còn 34 và
23 ngày thay vì 59 ngày và 82 ngày so với kỹ thuật hiện có.
Kỹ thuật NAT hoàn toàn tự động hóa còn giúp giảm thiểu sai sót, đơn giản quá trình xử
lý thông tin, và tăng tính hiệu quả, độ tin cậy của kết quả xét nghiệm, tổng hợp và cung cấp
dữ liệu thông tin bệnh nhân;giúp tiết kiệm công sức, tiền bạc, tránh các sai sót trong kết
quả xét nghiệm, đảm bảo máu "sạch" khi truyền cho bệnh nhân.
Bên cạnh việc giới thiệu giải pháp sàng lọc máu an toàn, Roche Diagnostics Việt Nam cam kết luôn
đồng hành với các cơ sở y tế trong việc hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ sau khi hệ thống xét nghiệm được
lắp đặt và đưa vào sử dụng, nâng cao tính chính xác và hiệu quả từ việc lưu trữ dữ liệu đến quy
trình sàng lọc máu an toàn.
Bình luận của bạn