Sau một tháng được ghép, chị Phương vừa xuất viện. Các xét nghiệm cho thấy tế bào máu của người cho đã phát triển trong cơ thể người bệnh, không tìm thấy tế bào ác tính ban đầu.
Rất may chị Phương có người chị cả có các chỉ số phù hợp miễn dịch gần như hoàn toàn với em, lại khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Để thực hiện ca ghép, mới đầu bệnh nhân được điều trị 3 liệu trình tấn công và tái tấn công, củng cố để bệnh lui hoàn toàn, sau đó được truyền nguồn tế bào gốc lấy từ máu ngoại vi của người chị.
Phó giáo sư Phạm Quang Vinh, Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, yêu cầu khắt khe nhất khi thực hiện ghép tế bào gốc là phải đảm bảo điều kiện vô trùng tối đa. Bệnh nhân được cách ly hoàn toàn trong buồng bệnh hơn một tháng, không khí đưa vào buồng bệnh phải lọc, chỉ đi theo một chiều. Khâu chăm sóc dinh dưỡng cũng rất được chú trọng, đảm bảo đủ năng lượng, và tiệt trùng bằng tia cực tím, làm nóng bằng lò vi sóng để không gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Chi phí cho ca ghép khoảng 350 triệu đồng, trong đó quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 140 triệu. Trước đó, bệnh viện đã thực hiện 7 ca ghép tế bào gốc tự thân.
Trên thế giới, bệnh bạch cầu cấp đặc biệt là thể nặng bắt buộc phải ghép tế bào gốc, giúp kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Tỷ lệ kéo dài trên 5 năm tương đối cao.
Hiện nay, trong điều trị bệnh lý huyết học và bệnh lý tế bào nguồn tạo máu, có 3 nguồn chính tế bào gốc gồm dịch tủy xương; tế bào gốc máu ngoại vi; máu dây rốn được sử dụng để ghép. Có hai phương pháp ghép tế bào gốc là ghép tự thân - lấy tế bào gốc từ bệnh nhân ghép cho chính họ; và ghép đồng loại, tức lấy tế bào gốc từ người hiến để ghép cho bệnh nhân (điều trị các bệnh rối loạn sinh tủy như suy tủy, thalassemia…). Trong một số trường hợp, tế bào gốc của người bệnh cũng có thể có yếu tố bị bệnh, khi đó bắt buộc phải dùng tế bào gốc của người khác.
Bình luận của bạn