Có thể chữa cháy nắng bằng dầu dừa
Video: Các loại tinh dầu xoa dịu làn da cháy nắng
Thói quen ăn khuya khiến bạn dễ bị cháy nắng và ung thư da
Vitamin D có thể làm dịu cơn cháy nắng
5 sai lầm khiến làn da bị cháy nắng thêm trầm trọng hơn
Dưỡng ẩm cho da
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên tuyệt vời nhờ chứa hàm lượng chất béo cao (dầu dừa chứa gần 100% chất béo, trong đó 90% là chất béo no). Việc dưỡng ẩm cho da khi bị cháy nắng rất quan trọng bởi cháy nắng khiến da khô hơn. Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng của dầu dừa và dầu khoáng ở những người có làn da khô, kết quả cho thấy cả 2 loại dầu này đều giúp cải thiện độ ẩm cho làn da khi dùng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, sau 2 tuần áp dụng, dầu dừa cho thấy hiệu quả cao hơn.
Chống ngứa
Dùng dầu dừa có thể làm giảm ngứa da, đặc biệt là ngứa da do bệnh chàm (eczema). Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên trẻ em mắc bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Trẻ được chia làm 2 nhóm: Một nhóm sử dụng dầu dừa và nhóm còn lại sử dụng dầu khoáng.
Liệu trình điều trị của trẻ trong nghiên cứu là khoảng 1 thìa cà phê, ngày bôi 2 lần trong vòng 8 tuần. Các tác giả nghiên cứu phát hiện dầu dừa nguyên chất là một phương pháp điều trị hiệu quả hơn so với dầu khoáng: Hơn 90% trẻ mắc bệnh chàm trong nhóm dùng dầu dừa có cải thiện đáng kể, thậm chí giảm hẳn triệu chứng của bệnh.
Dựa trên kết quả này, các nhà khoa học cho rằng dầu dừa cũng có thể làm giảm ngứa da do cháy nắng.
Kháng viêm
Các chất chống oxy hoá trong dầu dừa có tác dụng kháng viêm, có thể làm giảm tình trạng viêm da do cháy nắng. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy dầu dừa nguyên chất có thể làm giảm sưng viêm tạm thời ở da. Một nghiên cứu tương tự khác trên chuột cũng chỉ ra việc sử dụng dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm sốt và giảm đau.
Da bị cháy nắng, dùng dầu dừa như thế nào?
Bạn nên lau vùng da bị cháy nắng bằng nước mát để làm giảm nhiệt. Sau đó, dùng tăm bông đã được chấm một ít dầu dừa nguyên chất thoa nhẹ và đều lên vùng da cháy nắng. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp trộn dầu dừa nguyên chất với chất làm dịu da khác, ví dụ như thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc kem lô hội. Áp dụng khoảng 1 - 2 lần/ngày để có được kết quả tốt.
Lưu ý, không nên sử dụng dầu dừa nếu vùng da bị cháy nắng xuất hiện các vết rộp. Nếu các vết rộp loang rộng hoặc kèm theo ớn lạnh, nhức đầu hoặc sốt, bạn nên đi khám da liễu ngay, bởi đây là dấu hiệu cháy nắng nghiêm trọng.
Bình luận của bạn