Một số bệnh ngoài da có thể bùng phát trong mùa mưa lũ
7 bệnh ngoài da bạn có thể mắc phải tại phòng tập gym
Một vài bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, bạn nên chú ý
Người bị bệnh ngoài da có được hiến máu không?
6 bệnh ngoài da thường gặp ở nam giới và cách khắc phục
Theo Ths. BS Lê Thị Mai – Phó Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da Liễu Trung ương, những người tiếp xúc và ngâm nước bẩn lâu ngày có nguy có mắc 4 nhóm bệnh về da bao gồm: Viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm da, bệnh ngoài da do chấn thương và các bệnh ngoài da khác (ví dụ như phản ứng do côn trùng cắn, ghẻ nước).
Đặc biệt, người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung những ngày qua cần nâng cao cảnh giác và nhận biết sớm các bệnh để có thể ngăn ngừa, khắc phục kịp thời tránh để lại biến chứng. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh:
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis) là một dạng phát ban viêm do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng hoặc kích ứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh như bề mặt da không bằng phẳng, phát ban/da ửng đỏ, mắt bị sưng, da bong tróc, ngứa ngáy, mụn nước, nhạy cảm với ánh nặng mặt trời…
Khi mắc bệnh lý này, người bệnh nên tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng hoặc nhạy cảm. Bên cạnh đó, có thể kết hợp dùng thuốc uống và kem bôi ngoài da theo chỉ định của bác sỹ.
Bệnh ngoài da do chấn thương
Vết thương do chấn thương thường là tình trạng ban đầu, sau đó khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm nhiều ngày có thể dẫn đến bị nhiễm trùng. Biểu hiện điển hình bao gồm da sưng nóng, đỏ, chảy nước, có mủ, loét da. Vết thương có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Người bệnh nên giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, băng vết thương và bôi mỡ kháng sinh đây là những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Bệnh da do côn trùng cắn, đốt
Côn trùng cắn hay đốt có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, đau đớn, thậm chí nổi mẩn khắp người. Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể thử những mẹo đơn giản dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh.
- Rửa vùng bị đốt/cắn ngay lập tức bằng xà phòng và nước.
- Thoa kem dưỡng da calamine lên vết côn trùng cắn để làm dịu da, giảm ngứa.
- Chườm lạnh để ngăn ngừa viêm và giảm đau. Bạn có thể cho đá viên vào khăn tắm, bọc lại rồi chườm lên vết của côn trùng.
Bạn cần theo dõi vết thương thường xuyên nếu có những triệu chứng kỳ lạ sau khi bị côn trùng cắn, đốt nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Nhiễm nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5 có thể gây ngứa, đau rát.
Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy và dễ dàng lan rộng. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Phòng tránh bệnh ngoài da sau mưa lũ
- Khi nước lũ rút, cần dọn dẹp vệ sinh môi trường và tìm kiếm nguồn nước sạch để sinh hoạt. Hạn chế tối đa lội hoặc ngâm mình nơi nước bẩn, tù đọng. Khi buộc phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn, cần trang bị đầy đủ giày, ủng, găng tay...
- Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng chất tẩy rửa tay có cồn.
- Giặt quần áo, chăn ga bị nhiễm nước bẩn ngay khi nước rút.
- Không mặc quần áo ẩm ướt dễ gây bệnh ngoài da.
- Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tránh gãi để hạn chế tổn thương lan rộng. Không dùng chung quần áo, khăn mặt với người chưa mắc bệnh tránh lây lan.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Bình luận của bạn