Đau mắt đỏ “hoành hành”: Một người mắc hai người lo

Nhà có 3 người thì 2 người bị đau mắt đỏ

Thời điểm này đang là thời điểm giao mùa, miền Bắc đang là mùa mưa bão, không khí thường xuyên ẩm ướt nên tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh về đường hô hấp như đau mắt đỏ phát triển mạnh. Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những yếu tố này. Hơn nữa, Hà Nội lại là thành phố có mật độ dân số đông đúc nên việc lây lan của bệnh càng nhanh hơn.

Kể từ đầu mùa mưa đến nay, Hà Nội đã có không ít bị đau mắt đỏ. Dịch bệnh đã len lỏi trong các khu dân cư, trường học, nhà trọ, nhà dân khiến không ít người lo lắng. Có những gia đình, có tới hai, ba người mắc liên tiếp nhau do sống và hít thở chung một bầu không khí. Điển hình như gia đình chị Huyên (kinh doanh hàng tạp hóa) ở làng Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, nhà có tất cả ba người thì có tới 2 người mắc đau mắt đỏ. Chồng và con chị đều bị, duy chỉ có chị Huyên là không sao nhờ việc phòng tránh tốt.


Đau mắt đỏ đang trở thành nỗi lo của nhiều người dân thủ đô

Theo như những chia sẻ của chị Huyên, mặc dù chị không phải là người bị đau mắt đỏ nhưng nhà có hai người bị mắc, chị cũng thấy được phần nào sự bất tiện mà người bị bệnh phải chịu.

“Tôi thấy, đau mắt đỏ không nguy hiểm như nhiều bệnh khác nhưng thật sự là rất bất tiện. Từ việc ăn, uống, đi lại rồi tắm giặt, lau mặt, đánh răng, nói chung là việc vệ sinh cá nhân cần rất cẩn thận, từng ly từng tí một và nhất là phải luôn sạch sẽ để tránh việc bị nặng thêm. Đôi mắt là cái để giúp định vị những thứ xung quanh, khi bị đau mắt, nhìn sẽ rất khó. Do đó, bị đau mắt đỏ ảnh hưởng rất nhiều thứ khác”, chị Huyên chia sẻ.

Đau mắt đỏ len lỏi vào các khu trọ

Không chỉ “hoành hành” vào các hộ gia đình, điển hình như gia đình nhà chị Huyên kể trên, dịch bệnh này còn “tìm đến” các khu trọ của sinh viên và những người ngoại thành, khiến không ít người dở khóc dở cười vì bệnh lai giai, mãi không khỏi, ảnh hưởng đến công việc và học tập.

Tại tổ 49, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, cách nhà chị Huyên có chưa đầy trăm mét, khảo sát trong một xóm trọ sinh viên, có tới 2 người bị đau mắt đỏ. Một người là sinh viên, cũng phải nghỉ học vì đau mắt, một người đã đi làm cũng phải nghỉ làm tới hai, ba buổi vì mắt thường xuyên có cảm giác đau nhức, rỉ dịch, sưng bậu mắt và xung huyết...Từ khi có triệu chứng của bệnh đến khi khỏi bệnh dứt điểm cũng phải kéo dài khoảng gần một tuần, gây cản trở cho rất nhiều công việc khác.


Không chỉ có các hộ gia đình, đau mắt đỏ len lỏi vào các khu trọ sinh viên

Bạn Phương (sinh viên) bị đau mắt đỏ chia sẻ: “Một hoặc hai ngày đầu, mắt sưng lên, có cảm giác ngứa trong mắt, tay lúc nào cũng muốn dụi mắt, đầu hơi nhức, nặng đầu nhưng mắt chưa đỏ. Đến khi mắt đỏ, người bị đau thường thấy sốt nhẹ về chiều, chảy nước mũi, đau họng kèm theo nhức đầu, đau cơ nên rất khó chịu và mệt mỏi, hầu như không muốn làm gì? Hơn nữa, bệnh kéo dài trong nhiều ngày nên một số buổi phải nghỉ học, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. Ăn uống, sinh hoạt lại phải kiêng khen đủ thứ nên mình thấy hơi khó chịu và bất tiện.”

Bệnh không nguy hiểm tới mức độ cấp tính nhưng lại lai giai trong một thời gian dài và đặc biệt rất dễ lây lan nếu không được phòng tránh tốt nên khiến không ít người sợ hãi.

Trong bán kính có vài chục mét mà đã có tới vài người bị mắc đau mắt đỏ. Điều này cho thấy, đây là bệnh gặp rất phổ biến trong khu dân cư và rất dễ lây lan.

Sống chung với người đau mắt đỏ, những người chưa bị đau mắt cũng cần dùng thuốc

Đau mắt đỏ là bệnh lây qua đường hô hấp nên tốc độ truyền bệnh từ người này sang người khác rất nhanh. Do đó, nếu những người chưa bị mắc bệnh sống chung hoặc tiếp xúc, nói chuyện với người bị đau mắt đỏ cũng rất dễ là người tiếp theo bị bệnh. Để tránh lây bệnh từ người mắc, những người còn lại cần phải tự tạo một lớp bảo vệ cho mình chống lại sự xâm nhập của virus truyền bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì chỉ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, cơ thể mới có khả năng chống lại bệnh tật, nhất là những bệnh dễ lây như cảm cúm, đau mắt...


Sống chung với người đau mắt đỏ, những người chưa bị đau mắt cũng cần dùng thuốc

Sở dĩ chị Huyên là người duy nhất không bị đau mắt đỏ mặc dù trong nhà có hai người bị đau mắt là do chị hiểu rất rõ về cách phòng bệnh. Chia sẻ với phóng viên, chị Huyên nói “Nhà có chồng với con bị đau mắt nhưng mình không bị lây. Bệnh rất dễ lây nhưng không phải ai cũng bị, thường những người nào sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị đau mắt đỏ. Biết vậy nhưng trong thời gian chồng và con bị đau mắt, mình cũng liên tục phải nhỏ thuốc nhỏ mắt để phòng. Cũng có thể nhờ vậy mà mình không sao cả”, (chị Huyên cười).

Không chỉ riêng đau mắt đỏ mà với bất kỳ một bệnh nào, việc phòng bệnh luôn là ưu tiên số một và là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tránh được nguy cơ bệnh tật. Mỗi người luôn thực hiện theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” để giữ được “vàng” của mình.

CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn