Phòng "đuối nước trên cạn" cho trẻ bằng cách nào?

Cha mẹ nên cho trẻ đi học bơi để trẻ biết cách phản ứng trong môi trường nước

Đi bơi đề phòng... tiêu chảy

Đi bơi, tuyệt đối không được đeo kính áp tròng!

Viêm tai do đi bơi chữa thế nào?

Nguy cơ viêm tai giữa vì đi bơi mùa hè

TS.BS Manny Alvarez - Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ), trả lời:  

Thật không may, dù không phổ biến nhưng hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Chết đuối trên cạn (hay còn gọi là chết đuối thứ cấp) thường xảy ra sau vài giờ rời khỏi hồ bơi.

Nước ở hồ bơi hay ao hồ có thể tích tụ trong phổi, gây co thắt các tiểu phế quản gây khó thở và dẫn đến tử vong, hoặc do tình trạng phù phổi thường xảy ra sau khi bị đuối nước gây xuất tiết nhiều dịch trong đường thở, nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ dẫn đến tử vong.

Chết đuối thứ cấp có thể rất khó khăn trong việc nhận biết, do nạn nhân thường trông có vẻ bình thường.

Một số triệu chứng của đuối cạn bao gồm khó thở, đau ngực, ho, mệt lả. Hãy chắc chắn theo dõi con của bạn trong vòng 48 giờ sau bơi. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu thực hiện các phương pháp kiểm tra. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, nồng độ oxy trong máu của trẻ có thể được trở lại bình thường.

Để tránh tình trạng đuối cạn, phụ huynh cần luôn để mắt đến trẻ, lượng sức trẻ khi chơi đùa dưới nước, giúp trẻ tự thổi nước ra mỗi khi bị hít sặc, tránh cho trẻ bị hoảng loạn khi ở dưới nước. Cha mẹ cần cho trẻ học bơi bài bản để rèn luyện phản ứng trong môi trường nước.

Thu Hà H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị