Ảnh: ĐB Vũ Thị Hương Sen (trái). Ảnh: Lê Anh Dũng
Còn ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì đề nghị giảm mức đóng đối với đối tượng học sinh sinh viên do mức đóng của đối tượng này hiện còn cao. Trong một gia đình nếu có cùng lúc 3-4 đứa con đi học thì số tiền phải đóng là không nhỏ, trong khi đó đối tượng này ít ốm đau nhất, kết dư quỹ là lớn nhất.
Thảo luận tại tổ chiều 14/11 về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT, ĐB, bác sĩ Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) cho biết BHYT hiện nay khiến người dân rất bức xúc khi đi khám. Chung nhận định, ĐB Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) quan tâm nhất đến việc luật sửa thế nào để sau này người dân đăng ký khám chữa bệnh phải thật thuận lợi.
Vị ĐB này còn đề xuất hạn thẻ BHYT nên là 5 năm (thay vì 1 năm như hiện nay) để tránh gián đoạn điều trị trong lúc giao thời. Hơn nữa, với việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nên để người tham gia BHYT được đăng ký tham gia 1-2 nơi. Bà nêu thực trạng: Có trường hợp người thì ở thị trấn nhưng phải quay về xã để lấy giấy xác nhận, rất rối rắm.
"Luật BHYT phải bảo đảm nơi đăng ký khám chữa bệnh thuận lợi cho người tham gia, mức đóng mức hưởng phù hợp, chất lượng khám chữa bệnh bảo đảm, đó là điều mà người dân quan tâm khi sửa luật. Nhưng tôi cảm tưởng sửa lần này chủ yếu là để đỡ khó cho cơ quan quản lý nhà nước hơn là vì quyền lợi của người dân", bà Hoàn nói.
Vấn đề chi trả BHYT đối với người bệnh vượt tuyến, trái tuyến rất được quan tâm nhưng hiện nay, dự thảo luật chỉ quy định chi trả điều trị nội trú, còn ngoại tuyến do Bộ Y tế quy định. Bà Hoàn đề nghị cần đưa ngay điều này vào luật hoặc phải có nghị định của Chính phủ kèm theo để ĐBQH biết quy định như thế nào.
Là Phó giám đốc Sở Y tế, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) cho rằng luật sửa đổi cần có quy định về BHYT cơ bản và BHYT bổ sung, mở rộng ra để người dân tùy theo điều kiện thu nhập và bệnh tật của mình có thể lựa chọn loại hình phù hợp.
Bình luận của bạn