Các nhân viên y tế đang tiêu hủy gia cầm
Dịch cúm A/H7N9 vẫn đang gia tăng
Trung Quốc phát hiện thêm 6 ca nhiễm virus cúm gia cầm H7N9
Đã có 204 người tử vong vì cúm A (H7N9)
Hồng Kông xác nhận ca tử vong đầu tiên do cúm A/H7N9
Sau đợt dịch cúm bùng phát lần đầu vào đầu năm 2013, H7N9 có vẻ lắng xuống tại Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách đóng cửa các chợ gia cầm sống và đưa ra cảnh báo về việc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2015 (21/1 – 25/2), dịch bệnh bắt đầu quay trở lại. Dưới đây là phân chia 59 trường hợp có trong thông báo dịch tễ khi có triệu chứng khởi phát theo tuần:
Tuần 4 (19 – 2/1): 5 trường hợp;
Tuần 5 (26/1 – 1/2): 13 trường hợp;
Tuần 6 (2 – 8/2): 9 trường hợp;
Tuần 7 (9 – 15/2): 15 trường hợp;
Tuần 8 (16 – 22/2): 14 trường hợp;
Tuần 9 (24 – 25/2): 3 trường hợp.
Trong 59 ca nhiễm bệnh, có tới 44 người là nam giới (chiếm 75%). 49 trường hợp (83%) có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc đến các chợ gia cầm sống, 6 trường hợp không rõ lịch sử tiếp xúc.
Ba cụm gia đình được báo cáo có 2 trường hợp mắc bệnh mỗi cụm; 4/6 trường hợp có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc chợ gia cầm sống, một trường hợp không có tiếp xúc với gia cầm và một trường hợp vẫn đang được điều tra. 9 tỉnh báo cáo là có người mắc bệnh gồm: An Huy (4), Phúc Kiến (1), Quảng Đông (35), Quý Châu (1), Hồ Nam (2), Giang Tô (3), Giang Tây (1), Thượng Hải (1), và Chiết Giang ( 11).
Các chuyên gia WHO đang theo dõi tình hình dịch tễ và đánh giá nguy cơ dựa trên những thông tin mới nhất. Các khu vực lân cân được dự đoán là sẽ ghi nhận các ca nhiễm bệnh tiếp theo.
Theo nhận định của WHO, dịch cúm H7N9 không dễ dàng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể nhiễm bệnh từ các chợ, trang trại chăn nuôi hoặc khu vực giết mổ gia cầm.
Bình luận của bạn