Điều khiển 2 cánh tay giả bằng suy nghĩ

Ông Leslie Baugh đã có thể thực hiện được hàng loạt động tác với cánh tay giả

Suýt bị cắt cụt tay vì bó thuốc nam

Ngừa cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Cụt chân tay vì thuốc lá

Những bức ảnh y học ấn tượng nhất năm 2014 (Phần 1)

Những bức ảnh y học ấn tượng nhất năm 2014 (P2)

Ông Leslie Baugh bị cụt tay sau một vụ tai nạn vào 40 năm trước. Giờ đây, Baugh đã có thể điều khiển các cánh tay giả chỉ đơn giản bằng cách nghĩ về việc cử động chúng. Sau khi huấn luyện các cơ sử dụng 2 cánh tay mới, ông đã có thể nhấc cao cốc chén và thực hiện hàng loạt cử động với mỗi tay.

Hệ thống chi giả này được nghiên cứu và phát triển trong phòng thí nghiệm của APL trong suốt một thập niên qua. Trước khi được lắp cánh tay giả mới, ông Baugh đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện Johns Hopkins nhằm làm tái săn chắc các cơ mục tiêu.

"Đây là một dạng phẫu thuật tương đối mới, giúp phân bổ lại các dây thần kinh từng kiểm soát cánh tay và bàn tay. Thông qua việc tái phân bổ các dây thần kinh hiện hữu, chúng tôi có thể giúp những người bị cụt phần cánh tay trên kiểm soát chi giả chỉ bằng cách nghĩ về hành động họ muốn thực hiện", BS. Albert Chi - chuyên gia phẫu thuật chấn thương, Bệnh viện Johns Hopkins, giải thích.

Ông Baugh đã có thể điều khiển các cánh tay giả chỉ đơn giản bằng suy nghĩ

Để có thể tạo nên điều kỳ diệu này, trước hết, các chuyên gia đã sử dụng thuật toán để nhận diện các cơ riêng rẽ đang co rút, việc chúng giao tiếp với nhau cũng như biên độ và tần suất hoạt động của chúng. Họ thu thập các thông tin rồi biến nó thành các cử động thực sự bên trong một chi giả.

Tiếp đến, ông Baugh được lắp đặt một bộ phận ổ cắm tùy chỉnh cho thân và vai, giúp nâng đỡ các cánh tay giả cũng như tạo kết nối thần kinh với các dây thần kinh đã được làm cứng cáp ban đầu.

Khi các cánh tay giả được lắp đặt hoàn chỉnh, ông Baugh cảm thấy mình như "bước vào một thế giới hoàn toàn khác". Sau 10 ngày tập huấn, ông đã di chuyển được nhiều vật thể, kể cả một chiếc cốc rỗng từ kệ đối diện lên kệ cao hơn, nhiệm vụ này đòi hỏi ông phải sử dụng 8 cử động riêng rẽ mới có thể hoàn thành.

Nhóm nghiên cứu vô cùng phấn khích vì những gì ông Baugh đã làm được

Nhà nghiên cứu Courtney Moran thuộc APL cho biết ông Baugh đã làm được điều “vượt xa mong đợi” của nhóm nghiên cứu. “Đây là lần đầu tiên một người có thể điều khiển được cả 2 tay giả bằng suy nghĩ”, Courtney Moran phấn khích nói.

Nhà nghiên cứu Michael McLoughlin cho rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu, và trong vòng 10 năm tới, họ sẽ mang lại những tiến bộ phi thường. Bước tiếp theo, họ sẽ để ông Baugh về nhà cùng với một nguyên mẫu 2 cánh tay giả điều khiển bằng ý nghĩ để xem chúng tương thích với cuộc sống thường nhật của ông thế nào.


Trước đó, Bà Jan Scheuermann, 55 tuổi cũng đang được lắp một cánh tay robot có thể điều khiển bằng não bộ thông qua các điện cực. Cánh tay này có thể thực hiện được các động tác rất khó như giơ ngón tay cái, cấu véo, cầm nắm chặt...

Cánh tay được phát triển bởi các nhà khoa học, trường Đại học Pittsburgh, Mỹ. Hiện nay, Scheuermann có thể dùng cánh tay robot phục vụ cho việc ăn uống đơn giản của mình.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin