Sự tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra mùi hôi trong hơi thở
Dựa theo thời gian đào thải khác nhau, có thể phân độc tốt ra làm 7 dạng, đó là khí độc, mồ hôi độc, phân độc, tiểu độc, mỡ độc, máu độc và đờm độc.
Khí độc
Khí độc có nguồn từ "bên ngoài" hoặc "nội sinh". Khí độc bên ngoài thường chỉ không khí ô nhiễm chúng ta hít vào, hàng ngày mỗi người hít hơn 1.000 lít không khí vào trong phổi, nhiều chất có hại như vi khuẩn, virus, bụi bẩn cũng theo đó vào trong cơ thể. Khí độc nội sinh là khí thải cacbon dioxide sau khi hô hấp.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, khí thở ra có mùi hôi.
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây bệnh về hệ hô hấp như ho, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi.
Giải pháp: Há miệng to hít vào khí trong lành và thở ra khí hôi, cách hô hấp này có tác dụng tẩy rửa phổi. Có thể thực hiện trong vận động hoặc ở trong phòng mở thông cửa sổ, nên đảm bảo ít nhất mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Ví dụ buổi sáng trời vừa sáng, đứng ở ban công, hoạt động cơ thể đồng thời hít thở sâu. Nếu xung quanh có núi, nước, buổi sáng nên ra ngoài hét to lên sẽ giúp làm sạch phổi. Cần phải chú ý, khi hít thở sâu nên lựa chọn môi trường có không khí trong lành, tránh nơi có sương mù và ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm dưỡng phổi như lê, hạt sen vv.
Mồ hôi độc
Cơ thể đào thải các chất qua lỗ chân lông và nếu mồ hôi không thải ra ngoài thuận lợi sẽ tích tụ trong cơ thể và trở thành độc tố.
Biểu hiện điển hình: khi cơ thể không vận động, cơ thể sạch sẽ nhưng vẫn ngửi thấy mùi lạ của mồ hôi.
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: dẫn đến đau nhức khớp, phong thấp...
Giải pháp: không cần thiết phải đổ mồ hôi hàng ngày, nhưng duy trì lượng ra mồ hôi nhất định là rất cần thiết. Phương pháp đầu tiên để ra mồ hôi là vận động, ví dụ như: bơi lội, chạy bộ, tập thái cực quyền, luyện khí công, tập yoga vv.
Ăn cháo nóng, canh nóng, uống trà nóng cũng có hiệu quả thúc đẩy ra mồ hôi, cũng có thể kèm theo một chút đồ cay để giúp cơ thể đổ mồ hôi ra. Lúa mạch có công hiệu trừ ẩm, khai thông mồ hôi, có thể ăn nhiều.
Ngoài ra cần chú ý, thời tiết nóng càng dễ tích tụ mồ hôi độc, nên đặc biệt chú ý đảm bảo lượng mồ hôi. Mùa hè nóng cũng nên dùng khăn ấm lau người, tắm bằng nước ấm.
Phân độc
Đại tiện rất quan trọng đối với cơ thể, giúp thông suốt đại tràng, giảm tích tụ chất độc. Có số liệu hiển thị, đại tiện giúp 50% độc tố trong cơ thể đào thải ra ngoài.
Biểu hiện điển hình: hơi thở hôi, mọc mụn, tức giận
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây ra các bệnh về đường ruột như viêm ruột, thậm chí ung thư ruột.
Giải pháp: Đông Y cho rằng, buổi sáng từ 5-7 giờ là "phiên trực ban" của đại tràng. Nếu lúc này đại tiện có hiệu quả rất tốt, đảm bảo não thông suốt cả ngày. Thời gian càng muộn, độc tốt tích tụ càng nhiều. Vì vậy chuyên gia khuyến nghị, mỗi sáng thức dậy bụng đang đói nên uống một cốc nước và hình thành thói quen đại tiện vào buổi sáng. Nếu lúc này không muốn đại tiện có thể massage huyệt thiên xu (cách hai bên lỗ rốn khoảng 4cm).
Nếu táo bón cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như lúa mạch, lúa mì. Ngoài ra, mật ong, chuối, táo, khoai tây đều có tác dụng giảm nhẹ táo bón. Có thể luộc, hấp mềm khoai tây xong xay nhuyễn, trộn ăn cùng mật ong.
Tiểu độc
Đa phần độc tố trong cơ thể đều cần gan, thận bài trừ độc, vì vậy thận là cơ quan đào thải độc tố quan trọng nhất của cơ thể và giúp sàng lọc sạch độc tố ở trong máu, thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài. Nước tiểu độc tích tụ có thể là do chức năng thận không tốt hoặc uống quá ít nước hoặc dung nạp quá nhiều độc tố.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, tiểu tiện không thông suốt
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây ra bệnh về hệ tiết niệu, Gout, da dị ứng…
Giải pháp: Thời gian trước bữa cơm (từ 5-7 giờ chiều) có thể uống một cốc nước. Lúc này thận đang "trong giờ trực ban", một cốc nước xuống bụng giúp điều động khí thận, làm thanh sạch thận và bàng quang, phòng ngừa hệ tiết niệu kết sỏi. Thường ngày nên ít ăn thực phẩm có nhiều chất phụ gia, đảm bảo lượng nước uống đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Mỡ độc
Ăn quá nhiều thịt cá dễ tăng cao mỡ máu, tăng trọng lượng cơ thể. Trong Đông y, biểu hiện này thường được cho là mỡ độc đang gây rắc rối, đặc biệt là hai mùa thu đông, ăn nhiều vận động ít càng dễ tích tụ mỡ độc.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, thích ngáp
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: mỡ máu khác thường
Biện pháp: nên ăn ít thịt ít dầu mỡ, các loại thực phẩm như mộc nhĩ đen, dưa chuột, bắp cải, các loại lương thực và phần nhiều rau quả màu đỏ đều có thể bài tiết mỡ độc, ví dụ như cà chua, dưa hấu, cà rốt vv. Trước khi ngủ 1 tiếng nên uống một cốc nước cũng giúp ích giảm thấp độ kết dính trong máu. Để ngăn ngừa mỡ máu, vào buổi sáng hay buổi trưa, lấy 0,5-1g tam thất, cho nước ấm vào uống để đảm bảo công hiệu dưỡng sinh.
Máu độc
Thường ngày ăn nhiều tạp chất lẫn lộn, dung nạp quá nhiều thực phẩm có chất phụ gia sẽ tích tụ máu độc trong cơ thể, đặc biệt là người có chức năng gan giải độc kém. Mùa hè uống quá nhiều bia rượu cũng làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, có thể gây ra trúng độc cồn, đây cũng là phạm trù của máu độc.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: dễ gây ra ung thư
Biện pháp: Uống trà xanh hoặc ăn nho, dưa hấu, đậu xanh để giúp giải độc, thường ngày còn có thể massage huyệt thiếu phủ (giữa xương 4 và 5 ở lòng bàn tay, tức là giữa đoạn ngón đeo nhẫn và ngón út). Ngoài ra nhất định phải khống chế lượng rượu, bởi vì một số thực phẩm mặc dù có hiệu quả giải rượu nhất định nhưng lại không thể tẩy trừ cồn làm cho độc tố tích tụ.
Đờm độc
Một số người sáng sớm sau khi thức dậy nhổ ra một ít đờm là chuyện bình thường, tuy nhiên một số người từ sáng tới tối ho ra đờm, đây chính là biểu hiện độc tố đờm tích tụ, có thể liên quan đến ăn uống không hợp lý hoặc phổi có bệnh khạc ra đờm. Khạc ra đờm hay xuất hiện nhiều vào mùa thu.
Biểu hiện điển hình: Đờm nhiều, đờm đặc
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: ho, khó thở, co giật
Biện pháp: ăn nhiều củ cải, hạt sen, hạnh nhân,mộc nhĩ, lê đều có tác dụng giảm khô, bài trừ đờm. Đặc biệt là củ cải có tác dụng bổ khí hóa đờm hoặc lấy 3-10g cam thảo pha với nước nóng uống cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm.
Trên thực tế, tất cả rau xanh, hoa quả đều có tác dụng giải độc nhất định, nên đảm bảo mỗi ngày ăn đủ 500g rau xanh, 2 loại hoa quả. Mật ong, đậu tương, đậu xanh, gừng đều có hiệu quả giải độc, tốt nhất hàng ngày ăn 2 loại. Trong đó trà xanh phù hợp với người thể chất hơi nhiệt, gừng tươi phù hợp với người cơ địa hàn lạnh, đậu xanh có thể nấu canh ăn nhưng ko nên hầm quá lâu, đảm bảo canh có màu xanh thì mới có hiệu quả giải độc tốt.
Bình luận của bạn