Các nhà tâm lý học cho biết, để nhận biết các dấu hiệu nói dối, trực giác cho kết quả chính xác hơn là các phân tích lý trí. Theo một báo cáo trong Tạp chí Khoa học Tâm lý, tỷ lệ thành công của nghiên cứu tăng lên khi thử nghiệm với các tình nguyện viên trong tình trạng vô thức. “Chúng tôi quan tâm đến tình trạng vô thức với tư cách là nơi trú ngụ của những điểm phát hiện nói dối”, Tiến sĩ Leanne ten Brinke từ Đại học California cho biết.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Brinke cùng các đồng nghiệp đã phát minh ra nhiều thí nghiệm để kiểm tra khả năng nhận biết người khác nói dối khi đặt từng người trong tình trạng vô thức và có ý thức. Hơn 72 sinh viên đã được cho xem đoạn băng về các nghi can trong một hiện trường vụ án giả. Một số các nghi phạm trong đoạn băng đã đánh cắp 100$ từ kệ sách, nhưng tất cả đều giả vờ như mình vô tội. Những người tham gia được yêu cầu chỉ ra những nghi phạm đã nói dối và nói thật. Trong khoảng thời gian cho phép, trong số những sinh viên đó, có tới 43% phát hiện được nghi phạm nói dối và 48% phát hiện được người nói thật.
Sau đó các nhà nghiên cứu sử dụng một liên kết để kiểm tra khả năng trong vô thức. Các tình nguyện viên được nhìn vào hình ảnh khuôn mặt của nghi phạm, và chọn những tấm hình sắp vào 2 danh sách: không trung thực và trung thực. Kết quả cho thấy, họ đã thực hiện tốt hơn, hơn thế, điều đó cung cấp thêm bằng chứng cho chúng ta thấy tồn tại những cảm giác mang tính trực quan để nhận biết người nào đó nói dối, ngoài sự nhận thức của ý thức.
”Kết quả này hướng đến những quyết định mang tính trực quan. Những định hướng của vô thức tình cờ giúp chúng ta phát hiện được những người bạn lâu năm của mình có nói dối hay không ? Có thể là chúng dựa trên nhiều cơ sở để đưa ra quyết định duy trì các mối quan hệ. Vì vậy, bản thân sẽ quyết định làm bạn với ai, không kết bạn với ai, tiếp tục hẹn hò với người đó chứ không phải ai khác,… Tuy nhiên có thể một phần trong những quyết định đó được thúc đẩy bởi trực giác rằng có thể những người không chọn để tiếp xúc thường hay lừa dối chúng ta.”, Tiến sĩ Ten Brinke chia sẻ.
Khi cố gắng tìm hiểu xem ai đó đang nói dối, hầu hết mọi người dựa vào các dấu hiệu như né tránh ánh mắt của những người xung quanh hoặc có biểu hiện lo lắng. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng những dấu hiện ấy chưa hẳn đã chính xác. Chỉ có khoảng 50% những tình nguyện viên phát hiện nói dối bằng những phương pháp truyền thống trên.
Tiến sĩ Brinke cùng các đồng nghiệp đã phát minh ra nhiều thí nghiệm để kiểm tra khả năng nhận biết người khác nói dối khi đặt từng người trong tình trạng vô thức và có ý thức. Hơn 72 sinh viên đã được cho xem đoạn băng về các nghi can trong một hiện trường vụ án giả. Một số các nghi phạm trong đoạn băng đã đánh cắp 100$ từ kệ sách, nhưng tất cả đều giả vờ như mình vô tội. Những người tham gia được yêu cầu chỉ ra những nghi phạm đã nói dối và nói thật. Trong khoảng thời gian cho phép, trong số những sinh viên đó, có tới 43% phát hiện được nghi phạm nói dối và 48% phát hiện được người nói thật.
Sau đó các nhà nghiên cứu sử dụng một liên kết để kiểm tra khả năng trong vô thức. Các tình nguyện viên được nhìn vào hình ảnh khuôn mặt của nghi phạm, và chọn những tấm hình sắp vào 2 danh sách: không trung thực và trung thực. Kết quả cho thấy, họ đã thực hiện tốt hơn, hơn thế, điều đó cung cấp thêm bằng chứng cho chúng ta thấy tồn tại những cảm giác mang tính trực quan để nhận biết người nào đó nói dối, ngoài sự nhận thức của ý thức.
”Kết quả này hướng đến những quyết định mang tính trực quan. Những định hướng của vô thức tình cờ giúp chúng ta phát hiện được những người bạn lâu năm của mình có nói dối hay không ? Có thể là chúng dựa trên nhiều cơ sở để đưa ra quyết định duy trì các mối quan hệ. Vì vậy, bản thân sẽ quyết định làm bạn với ai, không kết bạn với ai, tiếp tục hẹn hò với người đó chứ không phải ai khác,… Tuy nhiên có thể một phần trong những quyết định đó được thúc đẩy bởi trực giác rằng có thể những người không chọn để tiếp xúc thường hay lừa dối chúng ta.”, Tiến sĩ Ten Brinke chia sẻ.
Khi cố gắng tìm hiểu xem ai đó đang nói dối, hầu hết mọi người dựa vào các dấu hiệu như né tránh ánh mắt của những người xung quanh hoặc có biểu hiện lo lắng. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng những dấu hiện ấy chưa hẳn đã chính xác. Chỉ có khoảng 50% những tình nguyện viên phát hiện nói dối bằng những phương pháp truyền thống trên.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn