Tiến sỹ Simon Dovedi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, đột phá này xuất phát từ việc phát hiện ra các "lá chắn phân tử" có khả năng giúp tế bào ung thư sống sót suốt quá trình xạ trị. Các lá chắn chính là một loại protein được biết đến với tên gọi PD-L1 có khả năng "đánh lừa", gây ra sự nhầm lẫn khi cho rằng những tế bào này không mang lại mối đe dọa về sức khỏe.
Trong quá trình tìm kiếm phương pháp khắc phục, TS. Dovedi và các đồng nghiệp phát hiện việc tiêm một loại kháng thể vào máu có thể vô hiệu hóa protein PD-L1, phá hủy lá chắn khiến tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt.
Protein PD-L1 được phát hiện nhiều ở bệnh nhân ung thư phổi, ung thư da và ung thư bàng quang. Rất có thể, nó còn có mặt ở cơ thể bệnh nhân ung thư khác.
Công ty Dược phẩm AstraXeneca đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm định tính hiệu quả của chúng trong thực tế, so sánh tỷ lệ thành công với việc áp dụng xạ trị đơn thuần. Dovedi tin rằng cuộc thử nghiệm trên người sẽ mang lại những kết quả đầy hứa hẹn.
Tính đến nay, khoảng 50% bệnh nhân ung thư được chỉ định thực hiện xạ trị. Phương pháp này mang lại khả năng sống sót đáng kể. Ước tính, người bệnh thực hiện phương pháp này có khả năng tồn tại thêm ít nhất 10 năm. Dù vậy, không phải lúc nào xạ trị cũng mang lại kết quả như mong đợi. Đột phá này mang lại hy vọng mới về hiệu quả xạ trị cũng như tăng thời gian sống sót cho bệnh nhân.
Bình luận của bạn