Lễ hội Đền Hùng 2016 có gì mới?

Du lịch và tham gia lễ hội Đền Hùng 2016

Khoảng 6 triệu người sẽ tham gia Lễ hội Đền Hùng 2015

Cấm sử dụng flycam ở lễ hội đền Hùng

Tháng 3 ngược tới Đền Hùng

Ngắm vẻ đẹp cuốn hút của Hoa hậu Đền Hùng Giáng My

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3km là đến khu di tích.

Đến với Đền Hùng, bạn sẽ tham quan những đâu?

Đền Hạ: Từ chân núi Hùng rẽ qua Đại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Kiến trúc kiểu chữ "nhị" gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. 

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và thắp hương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày 10/4/2016 

Đền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. 

Lăng vua Hùng: Tương truyền là mộ Hùng Vương thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. 

Đền Giếng: Từ lăng đi xuống, đền ở chân núi phía Đông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Đền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này. 

Lễ hội Đền Hùng năm nay có gì mới? 

Về phần Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch được thực hiện theo nghi lễ truyền thống như những năm trước. Tuy nhiên, năm nay, điểm quan trọng trong phần Lễ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các tỉnh thành trong cả nước nơi có đền thờ Vua Hùng, sẽ tổ chức lễ dâng hương cùng với thời gian tại chính điện. Nghi lễ tổ chức được thực hiện đúng như nghi lễ tại Đền Hùng theo đề nghị của UBND tỉnh Phú Thọ.

Về phần hội các hoạt động văn hoá dân gian, nghệ thuật truyền thống được tổ chức hàng năm như: Đánh trống đồng đâm đuống; Thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày; Hội trại văn hoá....

Lượng người đến thăm quan, du lịch Đền Hùng thời điểm này khá đông 

Năm nay, để tránh ùn tắc, đảm bảo thông suốt về giao thông, Ban Tổ chức giỗ Tổ đã chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải phối hợp kiểm tra, rà soát, bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, lắp đặt bổ sung thiết bị cảnh báo. Xây dựng phương án phân luồng giao thông từ xa hợp lý, có hệ thống biển báo và số điện thoại đường dây nóng. Hướng dẫn phân luồng giao thông và bố trí các bãi gửi xe trong khu di tích lịch sử Đền Hùng đảm bảo thuận tiện, phù hợp. Tuy nhiên, lượng người đền với Đền Hùng thời điểm này rất đông, nên vẫn có hiện tượng tắc đường.

Trong dịp Giỗ Tổ năm 2016, một số hoạt động mới sẽ được triển khai như: Tổ chức trưng bày mẫu phác thảo tượng Hùng Vương tại Trung tâm lễ hội Đền Hùng để xin ý kiến tham gia của nhân dân; Tổ chức trưng bày, giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Thọ, kết hợp triển lãm "Ảnh đẹp du lịch Phú Thọ"; Chương trình Lễ hội Văn hóa dân gian đường phố Việt Trì năm 2016 từ 18 - 21h30 ngày 12/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh Phú Thọ; Bắn pháo hoa tầm cao tại hồ công viên Văn Lang; Tổ chức Lễ hội bơi Chải truyền thống trên sông Lô, địa phận phường Bạch Hạc vào ngày 15/4 (tức ngày 9/3 âm lịch).

Ngoc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội