Bệnh đục thủy tinh thể có di truyền không?

Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt

Đục thủy tinh thể thích “ghé thăm” ai?

Vừa bị cận thị nặng, vừa bị đục thủy tinh thể chữa thế nào?

Làm sao để bệnh thoái hóa điểm vàng không phát triển?

Làm thế nào để phòng ngừa đục thủy tinh thể?

ThS.BS Bùi Minh Ngọc – Nguyên Trưởng khoa Đáy mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, trả lời:

Chào bạn!

Thủy tinh thể có cấu trúc giống như thấu kính trong suốt hai mặt lồi, không có mạch máu, không có các dây thần kinh. Tất cả dinh dưỡng của thể thủy tinh đều được thẩm thấu qua màng bọc. Khi quá trình chuyển hóa này bị rối loạn thì dẫn đến đục thể thủy tinh. 

Có 2 nguyên nhân cơ bản gây nên chứng bệnh này là do di truyền và do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Đục thủy tinh thể khi tuổi cao thì không do di truyền. Còn nếu ít tuổi mà đã bị đục thủy tinh thể thì có thể có yếu tố gia đình nhưng không phải tất cả con cái đều bị. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bà và mẹ của bạn bị đục thủy tinh thể.

Để phát hiện sớm chứng bệnh đục thủy tinh thể, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu của mắt như khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh sáng trắng trong mắt, đồng tử xuất hiện 1 hoặc 2 đốm trắng…

Để xác định xem mình có nguy cơ bị đục thủy tinh thể không, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để khám. Phát hiện sớm đục thủy tinh thể, sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Ngay từ khi còn trẻ bạn nên bổ sung cho mình những dưỡng chất cần thiết như kẽm, vitamin B2 và điều đặc biệt là sử dụng những sản phẩm  thảo dược thiên nhiên chứa Alpha lipoic acid (ALA), một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. ALA có thể được thẩm thấu qua các mô thần kinh vào trong mắt, có vai trò dọn dẹp các gốc tự do ngăn ngừa quá trình oxy hóa mắt, do đó sẽ bảo vệ luôn được sáng khỏe tự nhiên.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị