- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Nhiều người trẻ bị nhìn mờ do đục thủy tinh thể
Cách nào giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?
Vitamin C: Tăng khả năng phòng ngừa đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể có di truyền không?
Kẽm - Trợ thủ đắc lực của đôi mắt
BS Bùi Minh Ngọc – Nguyên Trưởng khoa Đáy mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết:
Chào cháu!
Đục thủy tinh thể do chấn thương xảy ra khi thủy tinh thể tự nhiên bị tổn thương bởi sự va đập ở mắt hoặc mắt bị vật nhọn xuyên vào. Chấn thương mắt có thể dẫn đến vỡ hoặc rách bao trước, bao sau có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể, làm tổn hại đến thủy tinh thể, vỡ các mạch máu mống mắt và gây xuất huyết. Thủy tinh thể bị tổn thương sẽ bị mất đi tính trong suốt và trở nên mờ đục. Tùy mức độ tổn thương, có thể xảy ra đục thủy tinh thể khu trú hoặc đục toàn bộ. Dị vật nội nhãn còn lại trong mắt sau chấn thương cũng là yếu tố có thể gây đục thủy tinh thể.
Mắt trái của cháu bị chấn thương và thị lực chỉ còn 2/10, tôi nghĩ cháu nên đi khám tại cơ sở nhãn khoa để xác định xem có đúng là đục thủy tinh thể không. Nếu đúng, cháu có thể làm phẫu thuật phaco để thay thủy tinh thể bị tổn thương bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Để cải thiện thị lực, bảo vệ mắt tốt hơn, cháu nên ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của mắt như: Trứng, sữa, cá biển, hàu, các loại rau xanh đậm…; Nên chú ý che chắn, bảo vệ mắt cẩn thận khi tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, khói bụi, vi khuẩn hoặc các hóa chất độc hại.
Sau chấn thương, các “rác thải” trong mắt cần được dọn dẹp sạch sẽ ra ngoài để tránh gây nguy hại cho mắt. Do đó, cháu nên bổ sung thêm nguồn chất chống oxy hóa như Alpha lipoic acid (ALA) để dọn dẹp nguồn rác thải này. Đồng thời, mắt cũng cần được tăng cường nuôi dưỡng bằng những dưỡng chất như lutein và zexanthine để phục hồi nhanh hơn, hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực.
Chúc cháu luôn khỏe mạnh!
Gia Hân H+
Bình luận của bạn