Dược liệu Việt Nam, thuốc thật 'đi', thuốc rởm 'về'

Điều nghịch lý là trong khi đó, thương lái Trung Quốc (TQ) lâu nay vẫn đổ xô sang ta thoải mái thu gom cây dược liệu đem về nước.

Tại hội thảo 'Phát triển dược liệu theo tiêu chuẩn WHO' do UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Sở Y tế TP HCM tổ chức mới đây, Bộ Y tế cho biết:

Nguồn dược liệu ở Việt Nam (VN) rất phong phú nhưng chưa được tận dụng.

Trong khi đó, theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, chất lượng dược liệu nhập lậu, chủ yếu từ TQ lại rất tù mù.

Theo thống kê của Cục Quản lý Y dược cổ truyền, cả nước hiện có trên 500 cơ sở kinh doanh, sản xuất dược liệu, thuốc đông y.

Tình trạng dược liệu giả, trộn hóa chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất... xảy ra tràn lan, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh.

Thương lái TQ tích cực thu gom thảo dược

Công bố của Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước tại hội thảo cho thấy tính mạng của người bệnh đang bị xem thường.

Theo đó, qua kiểm nghiệm gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, giả mạo, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại...

Theo Bộ Y tế, VN có khoảng 4.000 loài thực vật được dùng làm dược liệu.

Hằng năm, nước ta sử dụng 50.000 - 70.000 tấn dược liệu, trong đó có gần 90% nhập khẩu, chủ yếu từ TQ qua đường tiểu ngạch. Do vậy, chất lượng dược liệu có nhiều bất cập.

Không như tân dược, chất lượng dược liệu rất khó kiểm soát.

Chẳng hạn sâm, một loại dược liệu khá phổ biến, nhìn bên ngoài thì hình dáng, kích thước của loại 2, 3 hay 5 năm tuổi là không khác nhau mấy, vì thế khó biết được chất lượng.

Các chuyên gia cho rằng cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển dược liệu trong nước, tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu và đẩy mạnh kiểm tra.

Tại hội thảo nêu trên, Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế cảnh báo việc sử dụng đông dược giả mạo, nhuộm hóa chất, chứa chất độc hại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường.

Trường hợp nhẹ sẽ bị ảnh hưởng chức năng gan, thận; nếu dùng lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, ung thư

Theo Tin Ngắn

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn