Gần 2.500 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 6 tháng đầu năm
Lập 3 đoàn thanh kiểm tra ATTP đối với các sản phẩm TPCN
Phát hiện 3,6 tấn bim bim cho trẻ có dấu hiệu không đảm bảo VSATTP
"Mạnh tay" với các vi phạm ATTP của Công ty Phú Nhật Hào
Điểm tin 14/4: Sẽ công khai các cơ sở vi phạm ATTP
So với cùng kỳ năm 2014, số vụ giảm 8 vụ (8,2%), số ca mắc giảm 138 người (5,0%) và số tử vong giảm 10 người (38,5%). Nguyên nhân gây tử vong do ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do độc tố tự nhiên như cá nóc, ốc biển, cóc, nấm độc...
Báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã thành lập được 20.441 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 344.390 cơ sở, phát hiện 68.025 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8% (năm 2014 là 21,3%) nhưng mới chỉ có 12.690 cơ sở bị xử lý, chiếm 18,7% (năm 2014 là 18,2%), bao gồm cảnh cáo 6.215 cơ sở, phạt tiền 6.618 cơ sở với số tiền trên 17,7 tỉ đồng.
Ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, các bộ, ngành đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành. Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý trên 5.000 vụ vi phạm về ATVSTP, phạt hành chính trên 17 tỉ đồng. Lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong toàn quốc đã phát hiện 1.068 vụ vi phạm pháp luật về ATVSTP, xử lý hành chính 872 vụ với số tiền phạt là 5,33 tỉ đồng.
Trong công tác kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đã có 34 tỉnh, thành phố có phòng kiểm nghiệm được công nhận ISO 17025; 17 tỉnh đang triển khai xây dựng. Bộ Y tế đã chỉ định được 10 phòng kiểm nghiệm phục vụ quản lý Nhà nước về ATVSTP.
Các đoàn liên ngành đã lấy 7.914 mẫu để kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm (4.296 mẫu kiểm tra chỉ tiêu lý hóa, 3.618 mẫu kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật), kết quả cho thấy, 338/4.296 số mẫu không đạt yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa, chiếm 7,9% (năm 2014 là 13,4%), 634/3.618 số mẫu không đạt yêu cầu về các chỉ tiêu vi sinh vật, chiếm 17,5% (năm 2014 là 8,9%).
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng điều người dân đang bức xúc hiện nay đối với vấn đề ATVSTP không chỉ là công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, cơ sở hạ tầng đảm bảo ATVSTP yếu kém mà còn là tình trạng gian lận thương mại và người sản xuất bất chấp tất cả để chạy theo lợi nhuận. Vì thế dẫn đến tình trạng bơm nước vào thịt, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở cung cấp suất ăn tập thể sử dụng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng...
Tại cuộc họp, các thành viên của Ban Chỉ đạo cũng thẳng thắn cho rằng, việc đảm bảo ATTP thời gian qua chưa có nhiều đột phá và kết quả đạt được chưa nổi bật. Nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về ATTP vẫn xảy ra, trong khi đó chỉ có gần 20% cơ sở vi phạm về ATTP bị xử lý. Việc tái kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản từng bị xếp loại C chưa được triển khai tích cực tại các địa phương nên 6 tháng qua, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương tái kiểm tra vẫn còn 36/52 cơ sở vẫn xếp loại C. Đặc biệt, theo kết quả giám sát của Bộ NN&PTNT, có 9 mẫu cá tra thương phẩm trong tổng số 433 mẫu thủy sản nuôi bị nhiễm dư lượng chất cấm.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện cho được việc tái kiểm tra 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản từng bị xếp loại C; nếu cơ sở nào không chuyển biến, phải đề nghị chấm dứt hoạt động.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đảm bảo ATVSTP phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, vừa đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ về các văn bản pháp luật để việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm phát huy hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, kiên trì vận động nhân dân thông qua các đoàn thể và phương tiện thông tin đại chúng. “Điều quan trọng hiện nay mà bước đầu chúng ta đã tiếp cận là thiết lập lại hệ thống đảm bảo ATTP, quản lý ATTP theo cách của các nước trên thế giới đang làm là tiếp cận các nguy cơ có thể xảy ra, tức là các mối nguy”- Phó Thủ tướng nêu rõ.
Bình luận của bạn