Genki 6, Genki 9 bị thu hồi: Khi “con sâu làm sầu nồi canh”

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP.HCM đã thu giữ hàng chục nghìn hộp thực phẩm chức năng (TPCN) nhãn hiệu Genki 6, Genk 9 và 4 Joint của công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên kém chất lượng.

Hai sản phẩm TPCN Genki 6 và Genki 9 được quảng cáo là có xuất xứ tại Mỹ và Nhật Bản. Theo công bố của nhà sản xuất, trong sản phẩm này sâm Hàn Quốc là hoạt chất chính,nhưng kết quả kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện khoa học hình sự, Bộ Công an cho cho thấy không phát hiện hoạt chất trên trong các sản phẩm này. Đối với sản phẩm 4 Joint,hàm lượng glucosamin công bố là 215 mg/viên nhưng kiểm nghiệm chỉ đạt 156,6mg/viên. Hiện giá bán của hai sản phẩm này trên thị trường từ 500.000 đồng/hộp đến 560.000 đồng/hộp.

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Cục ATTP đã có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP.HCM trong đó nhấn mạnh “Đối với các sản phẩm TPCN thì chất chính trong thành phần quyết định công dụng của sản phẩm…”. Và như vậy những sản phẩm này có thể coi là hàng giả.

Cục ATTP cho biết, có nhiều loại TPCN đã vi phạm về ghi nhãn mác và quảng cáo quá mức cho phép. Trong thời gian, đã có một số doanh nghiệp vi phạm như công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên, trong vòng 6 tháng đã vi phạm đến 9 lần. Trên thực tế, Cục ATTP đã có văn bản xử lý vi phạm của sản phẩm Genki 6 và Genki 9 từ giữa tháng 5.

Đáng lưu ý, trong vụ thu giữ 20.000 hộp thực phẩm chất lượng của công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên, cơ quan chức năng còn phát hiện thương hiện Genki mà công ty trên đang sử dụng vốn là nhãn hiệu độc quyền của một công ty khác.

Trước các thông tin trên, các cơ quan chức năng đang xem xét các dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ và các dấu hiệu vi phạm hình sự để xử lý.


Hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang lưu hành tại Việt Nam

Vụ việc Genki 6, Genki 9 trên gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận. Trong đó phần nhiều lên án hành động vi phạm pháp luật của công ty Cổ phần Thế giới Khoa học và Tự nhiên làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành TPCN. Người tiêu dùng cũng đang lo lắng về những TPCN mà mình đang sử dụng.

Trên thực tế, có một số sản phẩm TPCN không đúng về chất lượng, nhãn hiệu, đây chỉ là một số ít “con sâu”. Sử dụng TPCN có vai trò rất lớn trong công tác dự phòng bệnh và là một xu hướng trên toàn thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2006, thị trường TPCN ở Mỹ chiếm 35%, Châu Âu 32%, Nhật Bản 25%. Ở các nước khác, TPCN chỉ chiếm 8% thị phần. Ở Việt Nam, thị trường TPCN cũng bắt đầu có những bước khởi sắc trong thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đánh giá cao vai trò phòng bệnh của TPCN và không giấu giếm: “Bản thân chúng tôi một ngày cũng sử dụng 3 đến 4 loại”.

Tốc độ phát triển quá nhanh của TPCN khiến việc kiểm nghiệm hàm lượng còn khó khăn. Vì vậy đã xảy ra một số trường hợp các công ty nhập các TPCN “đúng” nhưng không “đủ”. Để tránh trường hợp như vậy, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc một cách quyết liệt đê đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP: Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được công bố chất lượng tại cục ATVSTP, các sản phẩm thuộc các cơ sở uy tín

CTV1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin