Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do rối loạn đường huyết

Bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do rối loạn đường huyết (Ảnh: BV Nội tiết Trung ương)

Vì sao ớt tốt cho người đái tháo đường?

Có nên ăn chuối khi đang mắc bệnh đái tháo đường?

Tại sao quả lựu lại tốt cho người bệnh đái tháo đường?

5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Một trong những biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường là hôn mê do tăng đường huyết. Có 2 thể hay gặp là hôn mê do nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây là những biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Đặc trưng của bệnh là thiếu hụt insulin nặng và đường máu tăng quá cao làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan, hôn mê. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Trong khi hôn mê nhiễm toan ceton (thường xảy ra ở bệnh nhân đái đường type 1) có diễn biến nhanh trong vòng 24 giờ, thì hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2) lại có diễn biến thầm lặng với các biểu hiện: Đi tiểu nhiều, khát nước, sụt cân vài ngày trước khi nhập viện.

Duy trì đường huyết ổn định là cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả

Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý: Biểu hiện sớm nhất của tình trạng này là đường huyết của bệnh nhân tăng dần dẫn đến đi tiểu nhiều (nước tiểu màu vàng hoặc vàng sậm), khát nước, sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Một số triệu chứng thần kinh: Lơ mơ, ngủ gà, hôn mê. Ngay khi người bệnh đái tháo đường có các biểu hiện trên kèm theo thử đường máu nhanh thấy tăng cao (trên 13,9 mmol/L) thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

Bác sỹ Trần Văn Đồng – Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, để tránh rơi vào tình trạng nói trên, người bệnh cần giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện của mình, nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, duy trì đường huyết ổn định. Cần đi khám đúng hẹn, không tự điều trị, tự uống thuốc, hoặc thuốc này hết tự tăng liều thuốc khác lên... hết sức nguy hiểm.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có uy tín khám bệnh theo định kỳ để xác định chỉ số đường huyết từ đó bác sỹ sẽ tư vấn kịp thời đồng thời có những chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Trần Lưu H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn