Hà Nội không ca COVID-19 mới, nhiều tỉnh miền Tây tiếp tục ghi nhận F0 về từ vùng dịch

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 6/10

Khánh Hòa xin thí điểm đón khách quốc tế có "hộ chiếu vaccine"

8 thói quen xấu khiến bạn già đi nhanh chóng

Nhiều địa phương đồng ý mở lại đường bay nội địa

Căn cước gắn chip được tích hợp thẻ xanh, Hà Nội thêm 4 ca dương tính

- Theo tin từ Người Lao động, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa phân bổ 992.160 liều vaccine Pfizer cho các tỉnh thành, công an, quân đội và bệnh viện trên cả nước. Số vaccine này được mua từ nguồn ngân sách Nhà nước. Theo quyết định phân bổ vaccine COVID-19 lần thứ 55 này, TP. Hà Nội tiếp nhận 130.200 liều, TP.HCM được phân bổ 170.820 liều, Bình Dương nhận 175.500 liều, Đồng Nai là gần 99.500 liều. TP. Đà Nẵng và Khánh Hòa cùng nhận 52.650 liều. An Giang, Kiên Giang nhận 46.800 liều. Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Yên nhận 29.250 liều. Cần Thơ nhận tổng cộng 46.800 liều. Lực lượng công an và quân đội nhận hơn 41.000 liều.

- Sáng 6/10, TP. Hà Nội không ghi nhận thêm ca COVID-19 mới. Như vậy, cộng dồn số F0 tại Thủ đô trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 4.014 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.603 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.411 ca.

- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Đà Nẵng chiều tối ngày 5/10, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong thời gian tới. Theo kế hoạch, 5 ngày tới, thành phố sẽ hoàn thành công tác tiêm chủng, số người tiêm mũi 1 sẽ đạt 90%. Khi có vaccine mới về, Đà Nẵng sẽ phủ kín 100% người trên 18 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1.

- Theo nguồn tin từ Zing.vn, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa đón 149 thai phụ từ TP.HCM về quê hương bằng máy bay. Sau khi xuống sân bay, những người này được đưa đi khu cách ly tập trung tại các cơ sở miễn phí hoặc khách sạn, khu nghỉ dưỡng có thu phí. Trong những ngày tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục chương trình đón người dân trở về địa phương. Theo kế hoạch, ngày 8-15/10, bà con sẽ được đón về bằng máy bay, tàu hỏa theo thứ tự ưu tiên gồm: Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và học sinh đang mắc kẹt tại TP.HCM. Đến nay, khoảng 1.200 công dân của tỉnh đã đăng ký về quê theo chương trình này.

- Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các cơ sở y tế không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn 8114 về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh COVID-19, chủ yếu phục vụ nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.

- Người dân TP.HCM có nhu cầu về quê có thể gọi đường dây nóng của Bộ Tư lệnh thành phố qua số 069.652.401 và 02866.822.000 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

- UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ", nhóm ngành nghề sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, tuyến đầu phát triển kinh tế. Được biết, tỉnh này có hơn 1.200 doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" với khoảng 140.000 lao động.

- Báo Dân trí đưa tin, tính đến tối ngày 5/10, nhiều tỉnh, thành miền Tây tiếp tục ghi nhận ca COVID-19 mới từ những người về vùng dịch. Cụ thể, Cần Thơ (30 ca), Hậu Giang (19 ca), Trà Vinh (10 ca), Bến Tre (8 ca), Đồng Tháp (60 ca), Bến Tre (8 ca).

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội