Nắng nóng, người già nhập viện tăng cao
Nắng nóng gay gắt tiếp tục duy trì, có nơi trên 40 độ C
Muôn kiểu “chạy trốn” nắng nóng trong bệnh viện
Hà Nội: Nắng nóng, người lớn và trẻ em vật vã trong bệnh viện
Chùm ảnh nắng nóng kinh hoàng ở Ấn Độ khiến 1.412 người chết
Sáng nay (29/5), trao đổi với PV, Bác sỹ Nguyễn Trọng Toàn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương (Hà Nội) cho biết: Trong đợt nắng nóng này, số bệnh nhân là người già (độ tuổi chủ yếu từ 70 - 80) nhập viện cấp cứu tăng cao so với những ngày thời tiết bình thường; Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 15 bệnh nhân, ngày hôm qua (28/5) có tới 17 bệnh nhân nhập viện cấp cứu. Trong khi đó, những ngày thời tiết bình thường chỉ giao động khoảng 10 - 12 bệnh nhân/ngày.
“Bệnh nhân nhập viện cấp cứu đợt nắng nóng này nhiều hơn so với những ngày thời tiết bình thường, chủ yếu là những mặt bệnh như viêm phổi, tai biến mạch máu não. Những bệnh này có liên quan trực tiếp đến nắng nóng hay không thì tôi chưa dám khẳng định. Rất có thể, do thời tiết nắng nóng, người bệnh có sẵn trong người những mặt bệnh kể trên thì nó có thể làm cho các bệnh đó vượng (tăng) lên, do đó số lượng bệnh nhân nhập viện đợt nắng nóng này tăng cao”.
Bác sỹ Toàn cho biết thêm, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương (Hà Nội) chỉ tiếp nhận những bệnh nhân già, nên các bác sỹ ở đây rất am hiểu về tình hình bệnh tật, cũng như sức khỏe của người già.
Bác sỹ Toàn cũng khuyến cáo về việc giữ gìn sức khỏe cho người già trong đợt nắng nóng kéo dài này: Đó là tạo môi trường sống mát mẻ, thoáng khí, luôn luôn được đổi mới lưu thông không khí. Người già cần cố gắng uống đủ nước (1,5 - 2 lít nước), ăn đồ ăn mát dễ tiêu hóa, tăng cường ăn hoa quả. Tuy nhiên, do đôi khi người già mất cảm giác khát, con cháu cần phải giục cha mẹ mình uống nước hoặc để sẵn nước ở vị trí cho người già dễ lấy.
Ngoài ra, theo các bác sỹ chuyên khoa, người già khi gặp sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, bệnh tai biến mạch máu não thường xảy ra vì thế, người già khi ra đường cần phải đội mũ, nón rộng vành, đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân. Các hoạt động thể dục ngoài trời cần được điều chỉnh thời gian cho hợp lý sáng về sớm, chiều đi muộn để tránh những cú “sốc” về nhiệt độ, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Nếu có sử dụng điều hoà, nhiệt độ nên để từ 26 độ C trở lên, tránh để quá chênh nhiệt độ trong phòng với ngoài trời, không nên đột ngột từ phòng điều hoà ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng dần với nhiệt độ ngoài trời.
Bình luận của bạn