Hà Nội: Trên 6% học sinh mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý

Hà Nội: Trên 6% học sinh mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý

5 bí kíp giúp con tăng cường trí nhớ

Trẻ tăng động dễ bị rối loạn ăn uống

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng nhận thức

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý: Học tốt hơn khi di chuyển

Trong đó, thường gặp ở học sinh nam, cụ thể 7,17% học sinh nam mắc tăng động, giảm chú ý và cao hơn học sinh nữ là 5,36%, kết quả phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
 
Một số nghiên cứu cho thấy tăng động, giảm chú ý liên quan đến quá trình mang thai và sinh đẻ, đối với trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ mắc cao nhất lên đến 10,7%. Các mối liên quan với sự xuất hiện của tăng động, giảm chú ý cũng được tìm thấy trong những trường hợp sinh non, ngôi ngược hay ngôi ngang, bất thường dây rốn khi sinh.
 
TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết, rối loạn tăng động, giảm chú ý thường gặp ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở nhưng chưa được nhận biết và phát hiện sớm. Vì vậy cần tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng, đến từng cha mẹ học sinh, nhằm phát hiện sớm bệnh lý của con em từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. 

Nguyên nhân của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

BS Cao cấp Lý Trần Tình - Giám đốc Bệnh viện âm Thần Hà Nội cho biết, r
ối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em và có thể tiếp tục kéo dài ở thanh thiếu niên và người lớn. Rối loạn này xuất hiện ngay từ trước khi trẻ còn chưa đi học thường là trước 7 tuổi.

Với các nét đặc trưng như: nghịch luôn chân, luôn tay, không chịu ngồi yên, thường nói nhiều, không tập trung chú ý được lâu, thường hấp tấp, sốt ruột, kém chờ đợi và thường hay chen ngang vào công việc của người khác. Ngoài ra những trẻ này cũng thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường vi phạm các nội qui do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối).

Những trẻ có biểu hiện như trên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống hàng ngày như gặp trở ngại trong các mối quan hệ cha mẹ cũng như với mọi người xung quanh. Ở thanh thiếu niên có thể gây ra chống đối xã hội, ở người lớn có thể gặp khó khăn trong công việc.

Tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng từ 3 – 10% ở lứa tuổi trẻ em. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 10 lần.

Nguyên nhân của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý:

- Do tổn thương não: Mẹ hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc uống rượu khi có thai, bất thường cấu trúc não, nhiễm độc chì, sang chấn sản khoa, đẻ ngạt, đẻ non, vàng da, bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc não sau sinh…

- Yếu tố di truyền.

- Yếu tố môi trường sống bất lợi như: Stress trong gia đình, bố mẹ mải mê làm việc, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng cách, trẻ bị cô lập xã hội,

- Nhân cách của trẻ.

- Các khó khăn trong học tập.

- Thiếu hụt kỹ năng sống. 

Tóm lại có nhiều yếu tố tác động lên một trẻ có yếu tố sinh học không thuận lợi có thể làm bộc lộ các dấu hiệu của rối loạn ở những mức độ khác nhau.

Phân loại bệnh:

- Thể tăng động xung động chiếm ưu thế

- Thể giảm chú ý chiếm ưu thế

- Thể kết hợp: Trẻ có cả tăng hoạt động và giảm chú ý.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tâm bệnh để được đánh giá cụ thể và có hướng điều trị. Cách điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tâm lý liệu pháp kèm các biện pháp trị liệu. Việc trị liệu cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường. Cần áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn