2/3 dân số thế giới không được phẫu thuật an toàn

Mặc dù y tế thế giới ngày càng phát triển nhưng có tới 5 tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ phẫu thuật an toàn

5 thương hiệu TPCN hàng đầu thế giới

Độc đáo 10 loài hoa kỳ lạ nhất thế giới

Á hậu Quý bà thế giới Thu Hương: Phụ nữ muốn hạnh phúc cần có “vũ khí bí mật”

Xếp hạng mức độ hạnh phúc của các nước: Việt Nam đứng ở đâu?

Hai phần ba dân số thế giới không được tiếp cận với dịch vụ y tế tốt, nghĩa là hàng triệu người đang chết vì những bệnh có thể điều trị được một cách đơn giản như viêm ruột thừa hay khó khăn khi chuyển dạ.

Đa số trường hợp tử vong ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Nghiên cứu này cũng cho biết, 93% người dân ở vùng cận Sahara châu Phi không thể tiếp cận được với các phương pháp chăm sóc ngoại khoa cơ bản.

Nghiên cứu còn đánh giá khả năng có thể di chuyển đến cơ sở phẫu thuật trong vòng hai giờ hay không, phương pháp phẫu thuật có an toàn không và bệnh nhân thực sự có thể chi trả cho việc chữa trị không nhưng kết quả thật đáng buồn.

TS. Andy Leather - Giám đốc King’s Centre for Global Health (Anh) nói kết quả nghiên cứu này đang chỉ ra một sự thực tồi tệ.  “Con người đã chết vì những chứng bệnh lẽ ra có thể chữa trị được nếu họ được một dịch vụ phẫu thuật tốt. Và ngày càng có nhiều người bị đẩy vào nghèo đói vì phải chăm sóc ngoại khoa”.

Để thực hiện nghiên cứu, 25 chuyên gia đã bỏ ra một năm rưỡi để thu thập bằng chứng và xác nhận qua lời kể từ nhân viên y tế và bệnh nhân của hơn 100 quốc gia khác nhau.

Theo họ, có đến 1/3 ca tử vong trong năm 2010 thuộc về những bệnh có thể chữa trị bằng phẫu thuật, 1/4 người dân phẫu thuật mà không đủ tiền chi trả. Con số tử vong này còn nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại.

Các tác giả gợi ý, cái giá mà kinh tế toàn cầu phải trả vì khoanh tay không làm gì hết sẽ là hơn 12.000 tỷ đô la Mỹ từ nay đến năm 2030. Họ kêu gọi toàn cầu đầu tư 420 tỷ USD.

Bác sỹ rửa tay trước khi mổ, một trong những biện pháp vệ sinh cần thiết để có được một kíp mổ an toàn

Theo các tác giả, thách thức chính ở đây là việc đào tạo đủ các nhà phẫu thuật, bác sỹ gây mê và bác sỹ sản khoa. Ở những nước có thu nhập cao như Anh, có khoảng 35 chuyên gia ngoại khoa trên 100.000 dân, trong khi ở Bangladesh con số này chỉ là 1,7.

GS. John Meara Kletjian - người đứng đầu nghiên cứu, Đại học Y khoa Harvard nói: “Mặc dù cái giá bỏ ra rất nhiều, nhưng cái giá cho việc không hành động còn nhiều hơn và nó sẽ lớn dần theo thời gian nếu thế giới không có những biện pháp can thiệp kịp thời".

Tiểu Bắc H+ (Theo BBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin