Tâm ta như thế nào thì ra sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy
Để thấy hạnh phúc hơn
Hạnh phúc từ đâu đến?
Để có một buổi sáng hạnh phúc
"Tâm hồn tươi trẻ là biểu hiện của hạnh phúc từ bên trong"
Yoga: Gỡ bỏ những "gánh nặng" cho tâm hồn và cơ thể
Thỏa mãn cảm xúc
Hạnh phúc luôn là niềm khao khát lớn nhất của con người. Tùy vào hiểu biết của mỗi người qua từng xã hội và từng thời đại, mà hạnh phúc được quan niệm một cách khác nhau. Có nhiều người quả quyết rằng trên đời này làm gì có hạnh phúc. Và nhiều người lại đuổi theo hạnh phúc như trò chơi cút bắt, có khi tóm được thì nó lại tan biến, có khi ngỡ mình tay trắng thì lại thấy nó chợt hiện về. Chẳng phải ta cũng giống như bất kỳ người trẻ nào khác, cũng từng bỏ hình bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ. Rồi rốt cuộc, ta chẳng hài lòng và cũng chẳng biết hạnh phúc là gì cả.
Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phúc hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổng định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người... Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.
Thỏa mãn ý chí
Những bậc cha mẹ làm việc quần quật suốt ngày để kiếm tiền cho con ăn học thành tài. Tuy phải chấp nhận sự mệt nhọc thể xác, nhưng họ vẫn cảm thấy thật hạnh phúc vì đã làm tròn tâm nguyện. Hạnh phúc không chỉ là những cảm xúc dễ chịu, đôi khi ta phải hy sinh những cảm xúc ấy để đổi lấy thứ hạnh phúc sâu sắc hơn: Đó là thỏa mãn ý chí.
Hạnh phúc được tạo nên từ sự bình an của chính lòng mình
Mặc dù thỏa mãn ý chí vẫn còn đứng trên nền tảng phục vụ cái tôi - thực hiện cho bằng được điều mình muốn làm - nhưng đó là sự hưởng thụ rất tinh tế và phải để tâm sâu sắc thì ta mới nhận ra. Bởi bản chất của cảm xúc luôn biến đổi không ngừng theo tâm thức và sự chi phối của những đối tượng xung quanh. Tức là, hạnh phúc được thỏa mãn cảm xúc bị điều kiện hóa nhiều hơn hạnh phúc khi được thỏa mãn ý chí.
Như vậy, khi gặp hoàn cảnh khó khăn, đối đầu với khổ đau, ta đừng vội bỏ chạy. Chính cái khổ đau ấy sẽ giúp ta nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Cũng như đã từng bị đói, ta mới biết cái quý giá của thức ăn, đã từng chịu cái giá rét của mùa đông, ta mới mong đợi nắng ấm về, đã từng bị mất mát chia lìa, ta mới nâng niu từng phút giây đoàn tụ, đã từng trải qua tai nạn thập tử nhất sinh, ta mới yêu thương quá đỗi cuộc đời này. Cho nên ta đừng sợ khổ đau, cũng đừng chia cắt rạch ròi giữa hạnh phúc và khổ đau, vì nếu không có khổ đau thì ta sẽ không biết thế nào là hạnh phúc.
Hạnh phúc chân thật
Thật ra, hạnh phúc thỏa mãn cảm xúc hay hạnh phúc thỏa mãn ý chí cũng đều xuất phát từ tâm của con người, chứ không phải do điều kiện bên ngoài. Cái trạng thái tâm lý không muốn tìm kiếm thêm điều gì và không cần phải loại bất cứ điều gì mới chính là hạnh phúc chân thật. Nó chân thật vì được tạo ra từ sự bình an của chính lòng mình, chứ không lệ thuộc vào những thuận cảnh bên ngoài. Chính vì thế mà người xưa hay nói lạc phải đi liền với an - an lạc thì mới bền vững.
Có thể nói tâm ta như thế nào thì ra sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy. Bởi hạnh phúc vốn luôn có sẵn trong tâm ta - ở đây và ngay bây giờ.
Mỉm cười nhìn đóa hoa Lòng nghi ngờ tan vỡ Hạnh phúc ở đây rồi Dại khờ tìm muôn thuở
Bình luận của bạn