Hậu COVID-19 và tương lai của du lịch, giải trí

Sau đại dịch COVID-19, con người sẽ có xu hướng du lịch mới, hạn chế tới những khu vực ồn ào náo nhiệt, tìm về thiên nhiên nhiều hơn (ảnh Flamingo)

Ăn gì trong bữa sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể?

Ra rạp xem gì: 4 bộ phim đang “gây bão” phòng vé hiện nay

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 15/4/2022

Mắc run tay sau khi sinh con là do nguyên nhân gì?

Trích: Tương lai sau đại dịch COVID - NXB Nhã Nam

Chương 17: Tương lai của du lịch và giải trí

Ngành du lịch và giải trí đã bị COVID-19 tàn phá nặng nề. Và có khả năng sẽ phải chịu tác động trong suốt cả năm, và có thể là trong tương lai nữa.

Toàn bộ kịch bản này được bắt đầu bằng một câu hỏi: Ngay sau khi COVID-19 qua đi, làm sao bạn có thể ngay lập tức muốn đi du lịch đến Vegas và đến một sòng bạc, hay là đến Orlando và ghé thăm một công viên giải trí?

Đây là loại câu hỏi sẽ tác động mạnh đến ngành du lịch trong một hoặc hai năm tới. Nhưng xét trong tương lai xa hơn, chúng ta sẽ phải cân nhắc xem tương lai của du lịch và giải trí có thể chịu ảnh hưởng như thế nào do một hệ quả lâu dài của COVID-19. Đâu là loại tác động mà chúng ta dự đoán sẽ gây ra cho các phương tiện du lịch, cho các điểm đến và cho các xu hướng tiềm năng có thể phát sinh từ tình huống có một không hai này?

Hãy cùng đào sâu tìm hiểu!

Rủi ro đối với các trung tâm du lịch và những hoạt động kinh doanh liên quan

Trong năm nay và năm tới, một số rủi ro và tác động tiêu cực thuộc loại trầm trọng do COVID-19 có thể sẽ xảy ra đối với các trung tâm du lịch lớn. Và các tác động tiêu cực đó có thể để lại dư chấn kinh tế đáng kể đối với các thành phố, nơi có nhu cầu cao về du lịch và hội nghị. 

Những tổn thất kinh doanh này có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và các công ty trong ngành du lịch. Nhưng nó cũng có khả năng gây tác động thứ cấp đến các ngành công nghiệp khác. Và thậm chí có thể còn gây ra những tác động bậc ba (third-order) tiêu cực.

a_25

Kỳ nghỉ tại chỗ sẽ là một xu hướng du lịch lựa chọn trong tương lai gần (Ảnh minh họa)

Thực tế, sự giảm sút của nhu cầu du lịch và hội nghị có thể sẽ còn lan xa, tiềm tàng những tác động tai hại đến thị trường nhà ở quy mô khu vực gắn liền với các trung tâm du lịch. Những rủi ro kinh tế tiêu cực này phần nào phát sinh từ các quy chế của chính phủ nhằm tránh sự chen chúc ở các khu dân cư, nhưng khả năng cũng sẽ có một sự giảm sút thu nhập khả dụng, kéo theo tác động tiêu cực đến ngành du lịch và các trung tâm du lịch trong năm tới và xa hơn thế nữa.

Tác động của loại hình "kỳ nghỉ tại chỗ" bắt buộc

Mặc dù  những rủi ro về bất lợi ngắn hạn đối với các trung tâm du lịch dường như có khả năng xảy ra nhiều hơn nhưng tác động trung hạn đến ngành du lịch vốn đã trải qua mùa COVID-19 lại hỗn tạp hơn một chút - và không chắc chắn.

Có những câu hỏi sẽ quyết định xem điều này sẽ diễn ra như thế nào.

Ví dụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhìn chung mọi người đều ưa kỳ nghỉ tại chỗ (staycations) bắt buộc dưới nhiều hình thức, do hệ quả của những chính sách "ở yên tại chỗ" mùa COVID-19? 

 

Staycations được hiểu là là kỳ nghỉ gần nhà, có thể ngay tại nơi mà du khách đang sinh sống hoặc ở các tỉnh thành lân cận. Du khách sẽ không phải dành nhiều thời gian để di chuyển, sắp xếp nhưng vẫn có được không gian thư giãn, giải trí tuyệt vời.

Xét cho cùng, nếu họ thích loại hình đó, đồng nghĩa là trong tương lai - dựa trên trải nghiệm tích cực về kỳ nghỉ tại chỗ - có lẽ một số người thực sự sẽ thích chúng hơn so với loại kỳ nghỉ đi du lịch tới những nơi xa lạ.

Đây không phải là khẳng định chắc chắn, cũng không phải là một giả thuyết.

Đây chỉ là một kết quả có thể có trong tương lai.

Bất cứ khi nào người ta có một trải nghiệm mới thì nhất định cũng có một số người thích nó. Tất nhiên cũng có người có thể ghét nó.

Phải, trong tương lai có lẽ một số người sẽ thích loại hình kỳ nghỉ tại chỗ này. Khái niệm này vẫn còn tương đối mới, và từ staycations mới chỉ được sử dụng chưa tới 20 năm về trước, nhưng kể từ đó, đã có một xu hướng xoay quanh loại hình kỳ nghỉ này.

Nhưng khi mà một số người có lẽ sẽ thích kiểu "kỳ nghỉ tại chỗ" bắt buộc thì cũng vậy, lại có người chắc chắn sẽ ghét nó. Thực tế, có lẽ chúng ta sẽ được thấy rằng những người khác - do kết quả trực tiếp của trải nghiệm này - quyết định rằng họ không bao giờ muốn dành quá nhiều thời gian ở nhà một lần nữa.

Một trải nghiệm như vậy theo thời gian thực sự có thể làm gia tăng nhu cầu du lịch và đi nghỉ.

Cho dù xu hướng chung của mọi người là thích hay ghét, tình thế bắt buộc của loại hình kỳ nghỉ tại chỗ sẽ tác động đến nhu cầu du lịch trong tương lai, xét trong trung hạn. Và trải nghiệm của mọi người ra sao, đó vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.

Bất kể trải nghiệm đó sẽ ra sao, nhưng có một điều có vẻ chắc chắn: Có khả năng người ta sẽ nhận thức rõ hơn về khoảng cách xã hội trong tương lai - cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Có lẽ, chỉ trong dài hạn thì những tác động này mới có khả năng bị đảo ngược.

Trong giai đoạn trước mắt, điều này có nghĩa là các lễ hội, công viên giải trí, khu nghỉ dưỡng đông đúc, lễ hội hóa trang, hội chợ, buổi hòa nhạc và các cuộc tụ họp quy mô lớn khác có thể là những thứ mà người ta sẽ tránh xa khi họ đi nghỉ.

Vì vậy, kể cả khi người ta đi nghỉ vào mùa hè này hoặc trong năm nay, nhiều khả năng họ sẽ đến một nơi ít đông đúc hơn với khoảng cách xa hơn một chút.

Tất nhiên, khả năng này không có vẻ sẽ đúng với tất cả mọi người. Nhưng chúng ta không xem xét những quyết định du lịch mang tính đơn lẻ. Chúng ta cần xem xét những quyết định ở cấp độ dân cư. Vì vậy, kể cả khi sắp tới đây một số người vẫn không dễ bị dao động trước ảnh hưởng của COVID-19, chúng ta vẫn cần cân nhắc khả năng rằng, toàn bộ cư dân nói chung sẽ thay đổi hành vi của họ - ít nhất trong giai đoạn nỗi sợ COVID-19, chuẩn mực về khoảng cách xã hội và mối lo về tài chính là những thứ nổi bật hơn cả.

......

Tương lai của du lịch và giải trí

Tóm lại, trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến một số thay đổi đáng kể trong cách mọi người đi lại. Những thay đổi đáng kể nhất có lẽ sẽ xảy ra trong tương lai gần, khi nhu cầu đi lại và giải trí giảm sút đáng kể ở khắp các khu vực do sự tác động trộn lẫn của các chuẩn mực giãn cách xã hội và nỗi sợ COVID-19, cũng như do sự giảm sút thu nhập khả dụng và hạ thấp chi tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Không gian cá nhân không phải là thứ bạn cảm thấy thật rộng rãi thoải mái trong hầu hết các chuyến bay. Và vì các chuẩn mực giãn cách xã hội mới và nội sợ COVID-19 treo lơ lửng trên đầu, tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến tình trạng giảm sút nhu cầu bay vẫn sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể và còn kéo dài, mặc dù cũng có một bộ phận dân cư nhất định vẫn nóng lòng muốn bay đi đâu đó.

Trong dài hạn, chúng ta có thể chứng kiến một động thái dịch chuyển xã hội trong cách mọi người nhìn nhận về việc đi lại, và điều này dường như có tác động tiêu cực tiềm tàng đối với các công ty lữ hành.

Bây giờ, có một vấn đề đối ngược với vấn đề này, và điều đó liên quan đến những người có máu lang thang thực sự ngay thời điểm này. Những người bị nhốt trong các căn hộ - đặc biệt là các khu vực đô thị đông đúc, có lẽ là đang loanh quanh giữa bốn bức tường và chỉ ước ao được rời khỏi đó và đi đến bất cứ nơi nào.

Điều đó có lẽ là đúng, nhưng khả năng là những hành khách tiềm năng đó nhận thấy nhiều điểm đến mơ ước của mình lại không có sẵn chuyến bay ngay thời điểm đó. Do vậy. có lẽ rốt cuộc có khả năng họ đi bằng đường bộ đến những nơi gần hơn thay vì những nơi phải đến bằng những chuyến bay. 

Sẽ luôn có nơi để mà đi.

 

Trong Chương 17: Tương lai của du lịch và giải trí, tác giả Jason Schenker còn phân tích những rủi ro mà dịch COVID-19 đem lại cho ngành du lịch và giải trí trong dài hạn. Trong đó phân tích những rủi ro từ thu nhập khả dụng (khi mà các công ty sẽ cắt giảm chi phí cho đi lại, dịch chuyển, du lịch hay các hoạt động giải trí của nhân viên, người dân cũng sẽ chủ động giảm bớt các hoạt động này khi thu nhập của họ bị ảnh hưởng từ đại dịch...), hạn chế của di chuyển quốc tế (ảnh hưởng đến việc tổ chức các tour du lịch quốc tế) bằng đường hàng không hay bằng tàu biển dành cho phân khúc khách hàng hạng sang. Và cuối cùng, đại dịch khiến cho con người thay đổi lựa chọn công việc, cách thức làm việc, từ đó làm giảm hoạt động dịch chuyển... Đây thực sự là các mối lo đối với ngành du lịch, giải trí.

Tác giả Jason Schenker là một nhà tương lai học ứng dụng, chủ tịch Viện Tương lai học, là chuyên gia dự báo hàng đầu về thị trường tài chính. Jason Schenker được Bloomberg News xếp hạng chuyên gia dự báo số 1 của 25 hạng mục, trong đó có dự báo về giá dầu, đồng Euro, bảng Anh, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Rúp của Nga... và vấn đề việc làm ở Mỹ. Năm 2020, sau khi đối diện với các biến cố do dại dịch COVID-19 mang lại, ông đã viết cuốn sách nhằm cảnh báo về cái giá phải trả của con người - có thể là quá đắt - nếu như người ta không có đôi chút hiểu biết cơ bản về kinh tế học.

PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa