60% bệnh nhân Hemophilia chưa được điều trị thường xuyên

Sự thiếu hụt các yếu tố đông máu làm bệnh nhân có nguy cơ chảy máu đến chết (Ảnh minh họa)

"Bác sỹ thờ ơ, bé trai bị cắt cụt chân": Bác sỹ không phát hiện tắc động mạch khoeo

Dùng thuốc chống đông máu nên ăn uống như thế nào?

Vì sao người bệnh động mạch vành không nên ăn ngọt?

Hemophilia là bệnh rối loạn tiểu cầu di truyền và thiếu hụt các yếu tố đông máu hiếm, nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến chảy máu kéo dài. Mức độ nghiêm trọng của rối loạn chảy máu thường phụ thuộc vào số lượng các yếu tố đông máu bị thiếu hụt. Những người bị bệnh ưa chảy máu này có thể bị xuất huyết không kiểm soát do một chấn thương dù rất nhỏ hay chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội và dẫn tới tàn tật, thậm chí bị chảy máu vào não có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ, bệnh nhân có thể sống như người bình thường. 

Theo thống kê của Hội Rối loạn động máu Việt Nam, có đến 60% bệnh nhân Hemophilia ở Việt Nam được phát hiện trong giai đoạn muộn. Đó là do sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh này. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như bầm tím, chảy máu khó cầm, ngay cả đối với những chấn thương nhỏ thì cần đi khám tại các trung tâm hemophilia để được chẩn đoán sớm. 

Thông điệp ngày Hemophilia thế giới năm nay là Hãy tạo thành một gia đình để hỗ trợ cho người có Hemophilia

Năm nay, Liên đoàn Hemophilia Thế giới lấy thông điệp ngày 17/4 là “Hãy tạo thành một gia đình để hỗ trợ cho người có Hemophilia”. Theo thống kê, một lượng lớn các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho người có Hemophilia được thực hiện nhờ sự chung tay của nhân viên y tế, bạn bè, đồng nghiệp cũng như người thân của bệnh nhân; Sự quan tâm và chung sức này của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh để cải thiện chất lượng cuộc sống của người có Hemophilia. 

GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết, nếu được chẩn đoán sớm và được cộng đồng quan tâm thì người có Hemophilia hoàn toàn có thể tự lập, tạo được cuộc sống ổn định và đóng góp cho xã hội. Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần chung tay hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ họ như những người thân trong gia đình mình...

Các triệu chứng của chảy máu tự phát có thể bao gồm:
- Vết bầm tím sâu hặc lớn.
- Đau khớp và sưng do chảy máu nội bộ.
- Không giải thích được chảy máu hoặc bầm tím.
- Máu trong nước tiểu hoặc phân.
- Chảy máu kéo dài từ vết cắt hoặc thương tích, hoặc sau khi phẫu thuật hoặc nhổ răng.
- Chảy máu cam không có nguyên nhân rõ ràng.
- Tức khớp.
PV (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin