Bạn có thể bị phơi nhiễm HIV trong tình huống nào?

Không phải mọi trường hợp phơi nhiễm đều có thể nhiễm HIV

Trải lòng của các thầy thuốc phơi nhiễm HIV sau ca mổ cấp cứu đặc biệt

18 y bác sỹ có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau một ca cấp cứu đặc biệt

Bắt tội phạm, một công an thực tập bị phơi nhiễm HIV

Trả lời: 

ThS.BS Lê Nhân Tuấn - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội cho biết:

Trên thực tế, phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến, song không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm. Phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. 

Một số tình huống có thể khiến bạn bị phơi nhiễm HIV:

- Dẫm phải bơm kim tiêm của người có HIV: Bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng trên khi đi bộ ở công viên hoặc trên đường phố. Rất nhiều người nghiện ma túy nhiễm HIV nên khi dẫm phải những chiếc bơm tiêm dính máu đó, nguy cơ bạn bị phơi nhiễm HIV rất cao. 

- Phơi nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm với người mang bệnh hoặc bị kim đâm phải. Trường hợp này thường xảy ra ở bệnh viện. Các nhân viên y tế có thể do sơ sẩy bị kim tiêm đã được dùng cho người nhiễm HIV đâm vào người, dẫn tới phơi nhiễm.

Phơi nhiễm HIV do ống đựng máu xét nghiệm vỡ đâm vào tay. Tình huống này cũng thường xảy ra với các nhân viên trực phòng xét nghiệm. Mỗi ngày, nhân viên xét nghiệm ở các bệnh viện tiếp xúc với hàng nghìn mẫu máu, dịch xét nghiệm của người bệnh, trong đó có cả người lành và người nhiễm HIV. Những ống thủy tinh này khi vỡ, vỡ đâm vào tay chân gây vết thương, máu và dịch dính vào khiến họ phơi nhiễm HIV.

Phơi nhiễm do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV không có biện pháp bảo vệ.

- Phơi nhiễm do bị truyền nhầm máu nhiễm HIV: Với quy trình sàng lọc các bệnh truyền nhiễm chuẩn hiện nay, nguy cơ này rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra do những nhầm lẫn, tắc trách.

Khi bị phơi nhiễm với HIV, bạn cần thực hiện một số điều sau:

- Xử lý vết thương tại chỗ: Phải xối ngay vết thương hay rửa ngay bộ phận bị phơi nhiễm dưới vòi nước. Nếu là vết thương chảy máu thì để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương, rồi rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Với các phơi nhiễm qua niêm mạc mắt, mũi miệng thì rửa bằng nước muối 0,9% nhiều lần và xúc miệng bằng nước muối nhiều lần.
- Nếu xác định có nguy cơ, sẽ được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus HIV trong vòng 4 tuần. Việc điều trị dự phòng này cần thực hiện sớm ngay sau khi bị phơi nhiễm từ 2 - 6 giờ hoặc thời gian tối đa là trước 72 giờ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị