Bị Parkinson, dùng thuốc levodopa lâu dài có sao không?

Sử dụng levodopa sẽ gặp phải các tác dụng phụ và giảm đáp ứng điều trị

Các thuốc thông dụng trong điều trị bệnh Parkinson

Phân biệt Parkinson và run vô căn

"Nuốt không trôi" vì bệnh Parkinson

Phân biệt các nguyên nhân gây run tay chân

Hiện nay bệnh Parkinson chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thuốc giúp giảm được triệu chứng, trong đó Levodopa là thuốc điều trị ưu tiên cho bệnh này. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson như run, cứng đờ và chậm vận động, đem lại cho mẹ bạn cuộc sống dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, tác dụng của thuốc không kéo dài vĩnh viễn, bởi “tuần trăng mật” của nó thường kéo dài khoảng 5 năm. Tức là khi đó hiệu lực của thuốc sẽ giảm dần, khiến người bệnh gặp phải các biểu hiện rối loạn vân động, sau đây là 3 dạng phổ biến và cách đối phó trong từng trường hợp, tuy nhiên nó chỉ nên áp dụng khi có sự tư vấn của bác sỹ điều trị:
Các vận động không chủ ý, còn gọi là loạn động (dyskinesias): Với biểu hiện co giật không tự nguyện, chủ yếu ở đầu, mặt và tứ chi. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng giờ, làm bệnh nhân bị mỏi cơ nhiều. Vận động không kiểm soát là tác dụng phụ phổ biến nhất nếu dùng levodopa kéo dài. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách uống levodopa liều thấp hơn hoặc kết hợp levodopa với một loại thuốc điều trị Parkinson khác (chẳng hạn như chất chủ vận dopamine) để làm giảm các loạn động.
Hiện tượng  “bật – tắt” (the on – off effect): Hiện tượng này có thể được hiểu nôm na là bạn đang ngồi trong phòng được bật điện sáng choang rồi đột nghiên bị mất điện. Nghĩa là đang cử động bình thường, người bệnh đột nhiên cứng đờ không cử động được nữa. Đây là do hiện tượng giao động đáp ứng đối với thuốc, không thể dự đoán trước được lúc nào xảy ra, và có thể kéo dài vài giây đến hàng tiếng đồng hồ. Hiện tượng “bật – tắt” có thể được ngăn ngừa bằng cách dùng levodopa với liều thấp hơn hoặc dùng loại levodopa phóng thích chậm (trong khoảng 4 – 6 tiếng). Tuy nhiên, sau khoảng 15 – 20 năm trở đi, hiện tượng này khó phòng ngừa hơn. 
Ngoài ra, khẩu phần ăn giàu protein (chất đạm) có thể gây cản trở sự hấp thu levodopa. Vì vậy, hạn chế ăn protein có thể góp phần ngăn ngừa hiện tượng “bật – tắt”.
Giảm tác dụng cuối liều: Đây là rối loạn thường gặp nhất nhưng có thể tiên liệu được. Sau khi dùng thuốc 3 - 6 giờ thì các cơ cứng dần, trong ngày bệnh nhân có khoảng 3 - 4 lần cứng cơ không hoạt động được. Thời gian hoạt động được của bệnh nhân càng ngày càng ngắn. Điều trị bằng cách phối hợp thuốc chủ vận Dopamine nhưng sẽ tăng gấp đôi chi phí điều trị.
Hơn một nửa số người sử dụng levodopa sẽ gặp phải các tác dụng phụ và giảm đáp ứng điều trị. Vì thế, khi thấy mẹ có các triệu chứng bất thường, bạn nên đưa mẹ đi khám để được điều chỉnh thuốc cũng như liều lượng sử dụng, ngăn ngừa các biến chứng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Kim Chi (H+)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị