Rửa sạch và lau khô chân hàng ngày để phòng ngừa nấm móng lây lan
Làm sao điều trị hết nấm móng tay?
Giao mùa xuân hè: Đối phó với bệnh nấm móng
Tử vong sau khi làm móng chân
5 mẹo nhỏ trị nhiễm nấm âm đạo
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Nấm móng chân do một loại nấm gây nhiễm trùng xâm nhập và trú ngụ ở dưới móng chân. Nấm móng phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt và giày chính là một "ngôi nhà lý tưởng" của chúng.
Khi bị nhiễm nấm móng, chân bạn sẽ bốc mùi khó chịu, móng chân dày lên và chuyển dần sang màu nâu vàng, nếu không được chữa trị, bạn có thể bị rụng móng chân.
Nấm móng tương đối "lỳ" và khó điều trị, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để ngăn ngừa chúng lây lan và bảo vệ bàn chân:
- Đi khám: Trước hết, bạn cần đi khám để chắc chắn mình bị nhiễm nấm móng bởi bệnh này có thể bị nhầm với bệnh vảy nến.
- Thuốc bôi: Có hai loại thuốc chống nấm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận an toàn và cho phép lưu hành là efinaconazole (Jublia) và tavaborole (Kerydin). Hai loại thuốc này cần được bôi hàng ngày, giống như sơn móng tay và có thể mất thời một năm mới cho kết quả.
- Thuốc uống: Itraconazole (Sporanox) và terbinafine (Lamisil) là các loại thuốc chữa nấm móng thế hệ mới, sử dụng qua đường uống. Các thuốc này đem lại hiệu quả cao nhưng có thể gây tổn hại cho gan nên người bệnh cần được xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra chức năng gan nếu uống thuốc này. Itraconazole cũng tương tác với nhiều loại thuốc khác, bao gồm statin (thuốc hạ mỡ máu).
- Tiểu phẫu: Trong một vài trường hợp, các bác sỹ có thể phải tiến hành cạo bỏ phần móng bị nhiễm nấm.
- Điều trị bằng laser: Phương pháp này có thể giết chết hết các loại nấm, tuy nhiên, khả năng tái phát rất cao.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ móng sẽ loại bỏ hoàn toàn nấm, tuy nhiên, móng sẽ không thể mọc lại.
Trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý:
- Rửa sạch và lau khô chân hàng ngày.
- Đi tất thấm mồ hôi
- Sử dụng bột chống nấm chân hàng ngày
- Hạn chế đi giày để chân được "thở"
- Đi dép, tông hoặc chân trần bất cứ khi nào có thể (tất nhiên, nền nhà phải sạch).
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn