Thoát khỏi "nỗi ám ảnh" mang tên say xe

Say tàu xe là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trước mỗi chuyến đi xa

Mẹo hay chống say tàu xe cho người già

Tại sao chúng ta bị say tàu xe?

Cách chống say xe hiệu quả nhất?

Suýt tử vong vì uống quá liều thuốc chống say xe

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Say tàu xe là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn và đôi khi nôn ói. Một số người bị đổ mồ hôi lạnh, buồn ngủ và đau đầu khi đi tàu, xe ô tô, máy bay, thậm chí là xe máy.

Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để phòng say tàu xe trước mỗi chuyến đi:

- Không ăn trước khi lên tàu, xe

- Khi đi máy bay, cố gắng đặt chỗ ngồi gần lối đi và trung tâm của cabin vì đây là khu vực có chuyển động êm nhất. 

- Khi đi tàu, nên đặt chỗ gần giữa tàu để hạn chế tối đa rung, lắc.

- Không xịt nước hoa, mang thức ăn có mùi lên tàu, xe. Nếu có thể, hãy yêu cầu mở cửa để tận hưởng không khí trong lành. Nếu đi máy bay, hãy bật quạt thông gió.

- Không đọc sách, báo hoặc xem video khi ngồi trên tàu, xe...

- Mắt nhìn tập trung vào một điểm cố định, không nên ngắm phong cảnh nếu dễ say tàu xe

- Không uống rượu trước khi lên tàu xe

Nếu áp dụng những cách này mà vẫn bị say xe, bạn có thể cần tới thuốc. Một số loại thuốc chống say xe không theo toa bao gồm: Dimenhydrinate (Dramamine) và meclizine (Bonine); Thuốc theo toa thuốc bao gồm promethazine (Phenergan) và scopolamine (Transderm Scop, miếng dán sau tai). Hầu hết các thuốc chống say xe đều gây buồn ngủ.

Caffeine hoặc thuốc promethazine cũng có thể giúp phòng say xe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dùng caffeine sau buổi trưa dễ gây mất ngủ, mà mất ngủ lại là nguyên nhân gây say xe, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".


Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị