Ngừa suy tim trở nặng, cách nào?

Hoàn toàn có thể làm chậm tiến trình của bệnh suy tim

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng

Ăn gì để phòng bệnh suy tim?

Suy tim: Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Điều trị suy tim: Nên bắt đầu từ thay đổi lối sống

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:

Chào bạn,

Máu đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng mọi tế bào trong cơ thể và làm sạch chất thải ở các tế bào. Chức năng của trái tim là co bóp (bơm máu) để máu có thể tới được mọi tế bào.

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu máu của cơ thể. Kết quả là, các mô và các bộ phận không được nhận đủ dinh dưỡng và các chất dịch lại tích tụ ở trong phổi và mô, gây ra phù.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh suy tim thường là mệt mỏi. Khi suy tim tiến triển nặng, người bệnh cũng có thể gặp triệu chứng tim đập nhanh, khó thở (do các chất dịch lỏng bị tích tụ trong phổi) và phù vùng bụng, chân.

May mắn là bạn hoàn toàn có thể làm chậm tiến triển của bệnh suy tim, cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống bằng những cách sau đây:

1. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ

Đa số những người mắc bệnh suy tim đều cần phác đồ điều trị gồm 3 loại thuốc, trong đó có thuốc lợi tiểu để làm giảm tình trạng tích nước trong cơ thể. Bạn có thể hỏi bác sỹ kỹ hơn về các loại thuốc mà họ yêu cầu bạn sử dụng.

2. Thường xuyên theo dõi cân nặng

Lượng chất dịch lỏng dư thừa tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể khiến cho cân nặng cũng tăng theo, kể cả bạn ăn rất ít chất béo và calorie. Vì thế, bạn nên tập thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày vào cùng một thời điểm, lý tưởng nhất là trước khi ăn sáng và sau khi tiểu tiện. Nếu cân nặng tăng bất thường (khoảng trên 1kg mỗi ngày hoặc trên 2kg mỗi tuần), bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh suy tim đang diễn biến theo chiều hướng xấu.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế ăn muối, chỉ nên ăn nhiều nhất là 2gr muối/ngày vì natri trong muối làm tăng huyết áp, gây hại thành mạch và khiến cho trái tim phải làm việc cực nhọc hơn để bơm máu. Không chỉ vậy, natri còn làm tăng lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể. Cả hai điều này đều cực kỳ bất lợi cho bệnh suy tim.

Bạn có thể thay muối natri bằng muối kali để giữ hương vị cho món ăn mà không gây hại cho tim mạch. Ngoài ra, mỗi ngày bạn chỉ nên đưa nhiều nhất là 2lít chất lỏng vào cơ thể. Nếu thực hiện tốt những lời khuyên trên, bạn có thể giảm liều thuốc lợi tiểu.

4. “Lắng nghe” cơ thể

Bất kỳ một triệu chứng lạ nào xuất hiện trên cơ thể, bạn đều cần thông báo cho bác sỹ. Tim đập nhanh, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, khó thở nặng hoặc thay đổi cân nặng đột ngột… Tất cả đều là những báo động đỏ cho sức khỏe của bạn.

5. Kiểm soát huyết áp

Khi mắc suy tim, nhiều người thường quá chăm chút cho trái tim mà quên mất rằng mình có thể bị mắc các bệnh khác. Vì thế, đừng bỏ quên sức khỏe tổng thể, ít nhất là chỉ số huyết áp. Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến bệnh suy tim trở nặng.

6. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục cần coi là giải pháp ưu tiên để phòng suy tim trở nặng, bởi vì: Tập thể dục làm tăng hoạt động của tim, khiến máu và oxy được bơm đi hiệu quả hơn; Tập thể dục còn đóng vai trò là một hệ thống cảnh báo sớm, chẳng hạn, bạn đột nhiên khó thở khi đang tập những động tác đơn giản, bạn cần gọi bác sỹ ngay.

**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị