Bạn vẫn cần làm xét nghiệm PAP để sàng lọc ung thư cổ tử cung ngay cả khi đã tiêm vaccine phòng HPV
Phát hiện loại thuốc tránh thai có khả năng ngăn ngừa ung thư
6 cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mà mọi phụ nữ đều nên biết!
Xác định ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV tốt hơn thử PAP?
Đã tiêm vaccine HPV có cần tầm soát ung thư cổ tử cung không?
Tiến sỹ Ellie Cannon - Chuyên gia y tế của tờ báo Daily Mail, trả lời:
Chào bạn!
Thực tế HPV là tên gọi chung của hơn 40 chủng virus HPV khác nhau và mỗi loại lại có một số riêng biệt. 13 trong số 40 loại virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Trong đó, 2 loại virus HPV 16 và 18 là nguyên nhân gây ra 70% các ca bệnh ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV mà con gái bạn đã tiêm phòng sáu năm trước chỉ có thể phòng được một số loại HPV. Do vậy, con bạn vẫn có thể bị nhiễm những chủng virus HPV còn lại.
Để xác định nguy cơ nhiễm virus HPV, bạn nên làm xét nghiệm HPV. Nếu phát hiện HPV, bác sỹ sẽ đề nghị con bạn làm xét nghiệm Pap để kiểm tra những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, bất kể bệnh nhân đã được tiêm vaccine HPV hay chưa. Trên thực tế, việc tiêm phòng vaccine HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Những phụ nữ sau khi đã thực hiện tiêm phòng vẫn được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap. Xét nghiệm Pap thường áp dụng cho phụ nữ từ 21 trở lên.
Nếu sau khi làm xét nghiệm Pap, các bác sỹ không phát hiện thấy tế bào tử cung có gì bất thường thì bạn nên làm xét nghiệm Pap mỗi năm một lần để kiểm tra lại. Đối với hầu hết mọi người, virus HPV sẽ bị hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ trong vòng 2 năm. Do vậy, có thể trong lần kiểm tra sau virus HPV có thể không được phát hiện.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn