Đau đầu là do tăng huyết áp hay do rối loạn tuần hoàn não?
Vì sao thấy đau đầu khi ăn đồ ăn lạnh?
Hay bị đau đầu có nguy hiểm không?
Đau đầu, chóng mặt thường xuyên là bệnh gì?
Đau đầu khi "đèn đỏ" phải làm gì? (P.1)
Đau đầu do tăng huyết áp hay gặp ở người trên 50 tuổi, nữ nhiều hơn nam, mức độ đau thường thay đổi theo chỉ số huyết áp và trạng thái tâm lý của người bệnh. Cơn đau đầu do tăng huyết áp thường xảy ra lúc cuối đêm về sáng, kéo dài tới khi thức dậy và giảm dần khi bệnh nhân bắt tay vào hoạt động công việc. Vị trí đau thường khu trú ở vùng chẩm hoặc trán, có thể lan lên trên đỉnh đầu và thường cân đối hai bên đầu. Trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác mỏi, cứng các cơ ở cổ gáy.
Cơn đau đầu biến đổi theo sự tiến triển của huyết áp: Đau giảm đi khi huyết áp hạ và ngược lại, đau tăng khi lo buồn căng thẳng, giảm đi khi nghỉ ngơi, thư giãn. Cơn đau thường đi kèm với đánh trống ngực và chóng mặt.
Rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một bệnh do rối loạn chức năng của não gây ra do mạch máu nuôi dưỡng não bị chèn ép, tắc, hẹp... làm cho lượng máu đến nuôi dưỡng não bị thiếu. Đối với RLTHN cấp tính, biểu hiện thường gặp là chóng mặt, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế... Những triệu chứng này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Những rối loạn này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn nếu có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
Rất có thể bác bị đau đầu do cả hai nguyên nhân: Tăng huyết áp và RLTHN. Bác nên đi khám chuyên khoa tim mạch và thần kinh để làm thêm một số xét nghiệm khác như điện tim, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, làm điện não, xét nghiệm sinh hóa máu... để có kết luận chính xác, từ đó mới có phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp.
ThS. Hà Hùng
Bình luận của bạn