Nhiệt miệng là các vết loét nhỏ phía trong miệng, má và nướu
Viêm loét niêm mạc miệng phải làm sao?
Hết khổ sở, “méo mặt” vì nhiệt miệng!
Giải pháp giúp đánh bay nhiệt miệng sau 72 giờ!
Chữa nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi
Tại sao bạn bị nhiệt miệng?
nhiệt miệng có thể xảy ra với bất cứ ai. Chúng gây ra các cơn đau nhức, đặc biệt là khi bạn ăn các thực phẩm chua hoặc cay. Nếu bị nặng, chỉ cần chạm phải vết nhiệt hay uống nước cũng có thể gây đau đớn.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra nhiệt miệng như vô tình cắn phải má, đánh răng quá mạnh, thay đổi hormone hay căng thẳng,… dẫn tới niêm mạc miệng bị tổn thương. Một nguyên nhân khác phổ biến hơn là do bạn đã ăn đồ nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc các thức ăn cay, chua trong dịp Tết vừa qua.
Tình trạng nhiệt miệng, loét miệng khá phổ biến ở trẻ em và thường không quá nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng, đây là kết quả của hoạt động tự miễn (các tế bào bạch cầu tự tấn công cơ thể). Bạn thường bị nhiệt miệng một cách ngẫu nhiên vì đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại các virus gây bệnh.
Ăn nhiều đồ nóng chiên xào ngày Tết khiến bạn dễ bị nhiệt miệng
Làm thế nào để hết nhiệt miệng?
Hầu hết các vết nhiệt miệng sẽ tự lành trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn vì vết nhiệt, hãy thử áp dụng một vài biện pháp dưới đây:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn sẽ giúp giữ cho lớp niêm mạc miệng khỏe mạnh và chóng lành.
- Hạn chế các món chua, cay, thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên xào nhiều dầu mỡ: Các món ăn này có thể khiến cho vết nhiệt thêm đau, rát.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng: Bổ sung folate, sắt hoặc vitamin B12 trong các thực phẩm như các loại đậu, các loại rau xanh (rau chân vịt, bông cải xanh), cá ngừ và trứng,… sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng giúp vết nhiệt mau lành.
- Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên hơn, giữ vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp các vết nhiệt, vết loét chóng lành.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Nếu vết nhiệt gây đau đớn nhiều và ảnh hưởng tới các hoạt động ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau tạm thời.
- Súc miệng nước muối: Súc miệng nước muối có thể giúp giảm đau, tránh nhiễm trùng, giúp vết nhiệt mau lành.
Trong trường hợp vết nhiệt miệng kéo dài hơn 1 tuần, chảy máu hoặc lan rộng ra, bạn nên đến gặp bác sỹ vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như ung thư miệng.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Self)
Gợi ý thực phẩm chức năng An Nhiệt Khang giúp làm giảm nhiệt miệng:
Bình luận của bạn