Nghe người bệnh suy tim chia sẻ 7 sự thật về căn bệnh

Một vài điều dưới đây bạn chỉ biết khi đã mắc bệnh suy tim

3 bước quan trọng giúp bạn quản lý bệnh suy tim

Bạn có đang bỏ qua các dấu hiệu bệnh suy tim?

10 hiểu biết cơ bản về bệnh suy tim ai cũng nên nắm rõ

Các nguyên nhân phổ biến gây suy tim

Các thói quen lành mạnh không giúp phòng tránh suy tim di truyền

Aimee Rodriguez-Zepeda (41 tuổi, người Mỹ) cho biết gia đình cô có lịch sử mắc bệnh suy tim. Tuy nhiên cô tin rằng một lối sống lành mạnh, năng vận động có thể giúp cô tránh khỏi nguy cơ này. Tuy rất chăm chỉ tập luyện thể dục và có các thói quen lành mạnh, Aimee Rodriguez-Zepeda vẫn được chẩn đoán suy tim vào năm 39 tuổi.

Theo các chuyên gia tim mạch, một số dạng bệnh tim, cơ tim,… có liên quan đến các rối loạn di truyền có thể khiến bạn bị suy tim dù không có các yếu tố nguy cơ cụ thể nào.

Chăm sóc sức khỏe khi bị suy tim đồng nghĩa với chăm sóc sức khỏe tinh thần

Pam Guillory (người Mỹ) cho biết sau khi được chẩn đoán suy tim vào năm 2011, bác sỹ tim mạch đưa ra lời khuyên cô nên chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. “Suy tim và trầm cảm có liên hệ với nhau, chính vì vậy các bác sỹ khuyên tôi nên tránh buồn phiền trong cuộc sống”. Cô cũng tập yoga và thiền định để giữ bình tĩnh và ổn định sức khỏe tim mạch.

Suy tim cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người bệnh

Suy tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Aimee Rodriguez-Zepeda cho biết cô rất ngạc nhiên khi gặp rất nhiều người không hề lo lắng về bệnh suy tim vì cho rằng mình còn quá trẻ hay có cân nặng, vóc dáng ổn định.

Trên thực tế, bệnh suy tim có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, vóc dáng,… Bệnh thậm chí có thể xảy ra ở trẻ em khi các bé mắc các dị tật tim bẩm sinh.

Sau khi được chẩn đoán, bạn cần thay đổi hoàn toàn lối sống

Jang Jaswal (60 tuổi, người Mỹ) cho biết ông đã từng ăn bất cứ thứ gì ông muốn, hút 1 bao thuốc lá 1 ngày,… trong suốt những năm còn trẻ. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn thay đổi khi ông được chẩn đoán suy tim vào năm 32 tuổi.

“Tôi biết mình phải thay đổi hoàn toàn lối sống trước đây. Tôi đã phải thực hiện các chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên hơn", Jang Jaswal cho biết.

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp kiểm soát suy tim

Các chuyên gia cho biết lối sống kém lành mạnh có thể là một trong các tác nhân gây tăng huyết áp, từ đó làm tăng cao nguy cơ suy tim.

Suy tim không có thuốc chữa

Aimee Rodriguez-Zepeda cho biết có một điều cô đã học được sau khi bị chẩn đoán suy tim: “Suy tim không có thuốc chữa. Nó là một căn bệnh mạn tính mà bạn sẽ phải chung sống suốt đời”.

Các loại thuốc điều trị chỉ có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài cuộc sống của bạn. Một khi các loại thuốc cũng không còn tác dụng, các bác sỹ có thể đưa ra quyết định phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu, thậm chí là ghép tim nếu tình trạng suy tim quá nặng.

Bạn nên chủ động yêu cầu bác sỹ kiểm tra suy tim

Với những người có lịch sử người thân trong gia đình từng bị suy tim, bạn nên chủ động thảo luận các triệu chứng bệnh với bác sỹ. Các triệu chứng như khó thở, tăng cân, và sưng tấy ở chân, mắt cá chân,… có thể là các dấu hiệu bạn cần kiểm tra suy tim.

Aimee Rodriguez-Zepeda khuyên: “Đừng quá phụ thuộc vào bác sỹ. Bạn là người hiểu rõ cơ thể mình nhất và bạn nên là người chủ động gợi ý kiểm tra khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào”.

Bạn có thể sống tốt cùng bệnh suy tim

Pam Guillory cho biết cô vẫn có thể sống tốt sau khi được chẩn đoán suy tim. “Nếu duy trì chế độ ăn lành mạnh và uống thuốc đúng giờ, tôi thấy mình vẫn có thể sống tốt”.

Jang Jaswal chia sẻ: “Sau khi được chẩn đoán suy tim, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết đi từ từ. Tuy nhiên sau khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, tôi cảm thấy cơ thể mình đang khá lên từng ngày”.

Vi Bùi H+ (Theo everydayhealth)

Tham khảo thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ cho người bị suy tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết