Chữa nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi

Nhiệt miệng thường có cảm giác đau đớn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai thức ăn

Để bạn và gia đình tránh xa nhiệt miệng!

Vị PGS chia sẻ trải nghiệm cá nhân về cây thuốc chữa nhiệt mồm, nhiệt miệng

Loét miệng có phải do thiếu vi chất?

Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần. Triệu chứng cơ bản của bệnh là xuất hiện mụn nước nhỏ và khi vỡ sẽ để lại vết lở nông với đường kính khoảng 2 - 10 mm, tuy không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng và cản trở mỗi khi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Nguyên nhân gây Nhiệt miệng?

Chứng nhiệt miệng (lở miệng) do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… 

Chữa nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi

Hạt rau mùi (ngò) có tính sát khuẩn, trị hôi và nhiệt miệng rất tốt

Bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng không khỏi nhưng bạn đừng quá lo lắng, cách chữa nhiệt miệng này rất đơn giản và nhanh nhất chỉ trong 2 ngày để có thể chấm dứt ngay tình trạng đau đớn, khó chịu này.

Chuẩn bị:

- 1 thìa hạt rau mùi

- 1 cốc nước sôi

Cách thực hiện: Hạt rau mùi tách hoặc nghiền bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, rồi cho vào trong ly nước sôi. Ngâm trong thời gian 5 phút. Sau đó, lọc bỏ hạt lấy nước. Dùng nước hạt rau mùi ngậm ngày 3 - 4 lần/ ngày. Hạt rau mùi (ngò) bạn có thể tìm mua tại chợ hoặc siêu thị, loại hạt này có tính sát khuẩn, trị hôi miệng và nhiệt miệng rất tốt.

Phòng và tránh tái phát chứng nhiệt miệng?

Để phòng tránh nhiệt miệng bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày

- Luôn luôn giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.

- Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.

- Giải nhiệt trong cơ thể bằng cách uống 8 cốc nước/ngày. 

- Hạn chế với các loại thức uống chứa cồn như bia rượu, cà phê, trà đặc, các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay …

- Những người có thói quen ăn cay, hãy hạn chế ăn các loại gia vị này nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Thay vào đó, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

- Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp, cũng giúp phòng tái phát bệnh.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp