- Chuyên đề:
- Nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường không nguy hiểm nhưng lại làm cho trẻ cực kỳ khó chịu
Uống gì nhanh khỏi nhiệt miệng?
Trẻ dễ bị nhiệt miệng vì uống ít nước, ăn nhiều đồ ngọt
Làm sao phân biệt được bệnh nhiệt miệng và tay chân miệng?
Nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?
Nhiệt miệng kéo dài - nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ
Nhiệt miệng (viêm loét miệng) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiệt miệng thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường hay tái phát nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt. Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Nếu không có biến chứng, nhiệt miệng sẽ tự lành sau 10 – 15 ngày.
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ nóng “nóng” như mít, xoài… Do vậy, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng nhiều phương pháp chữa khác nhau như sử dụng các thực phẩm có tính mát như chè đậu đen, trà xanh, rau má, bột sắn dây… để chữa nhiệt miệng cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ nhiệt miệng liên tục thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gây nhiệt miệng và điều trị cho bé.
Khi trẻ nhiệt miệng liên tục thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ
Nhiệt miệng thông thường không nên dùng kháng sinh
Nhiệt miệng là những tổn thương phát sinh ở vùng miêm mạc miệng và cổ họng, gây đau đớn, khó chịu khi nói chuyện và ăn uống. Nhiều cha mẹ khi chắc tới bệnh nhiệt miệng sẽ ngay lập tức nghĩ tới việc sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhiệt miệng.
Nhiệt miệng thường gặp ở nhiều người, cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh thường không xác định được rõ ràng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội các Bệnh Truyền nhiễm Mỹ (IDSA) chỉ nên dùng kháng sinh nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn và cần phải chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể để xác định, còn lại những nguyên nhân khác thì không cần phải sử dụng kháng sinh.
Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ bị nhiệt miệng
Các vết loét trong niêm mạc miệng thường rất lâu lành là do chúng thường xuyên bị tiếp xúc trong nước bọt và dịch thức ăn. Một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng nhiệt miệng này là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét. Thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn. Cứ 6 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét nhanh lành. Đồng thời, thuốc có tác dụng kháng viêm làm ngăn chặn hiện tượng nhiệt miệng tái phát.
Đề phòng tái phát cần dùng nước súc miệng có bán tại các nhà thuốc để súc miệng theo quy định. Sử dụng kem đánh răng có bổ sung natri sulfatdodecyl để đánh răng trước khi đi ngủ, sau ăn và mỗi sáng. Ăn uống đầy đủ chất,chú ý bổ sung thực phẩm giàu kẽm.
Chữa nhiệt miệng bằng dược liệu tự nhiên
Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng là bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như: Hoàng cầm, Ngân hoa, Ngưu hoàng... là những vị thuốc hiệu quả cao trong chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng.
Hiệu quả của các bài thuốc trên trong phòng chữa bệnh nhiệt miệng đã được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng. Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt... Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng đúng cách, không uống nước lạnh, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá; Ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để tiện lợi mà vẫn mang lại hiệu quả cao và an toàn, bạn có thể lựa chọn một sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các bài thuốc Đông y để giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, viêm loét miệng.
Bình luận của bạn