- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Vẩy nến thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu.
Có thể bị viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp cùng lúc hay không?
Nhận biết 5 loại bệnh vẩy nến thường gặp
Nhận diện các loại vẩy nến thường gặp theo cách đơn giản nhất
Sự khác biệt giữa bệnh vẩy nến và eczema là gì?
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm Y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch sẽ hoạt động và tấn công các tế bào da khỏe mạnh và khiến cho các tế bào này phát triển nhanh gấp 10 lần so với tốc độ thông thường. Những tế bào da tăng sinh bất thường tạo nên những mảng sẩn đỏ và các vẩy sừng màu trắng trên da.
Thông thường, vẩy nến thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và toàn thân. Di truyền là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Ngoài ra, căng thẳng, nhiễm trùng, hút thuốc lá, sử dụng một số loại thuốc nhất định, uống rượu cũng là những yếu tố kích thích bệnh vẩy nến bùng phát.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng viêm trong cơ thể là một yếu tố gây nhiều bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và nhiều bệnh ung thư. Viêm mạn tính cũng là tác nhân đóng vai trò quan trọng trong bệnh vẩy nến.
Do cách hoạt động của bệnh vẩy nến là các đợt vẩy nến bùng phát sau thời gian ủ bệnh nên rất khó để kết luận việc thay đổi chế độ ăn uống có giúp giảm bệnh vẩy nến hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã và đang thực hiện những nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến có chế độ ăn giàu các thực phẩm chứa acid béo omega-3 kết hợp với việc bổ sung dầu cá ít có nguy cơ bùng phát vẩy nến hơn những người khác.
Nhạy cảm với gluten cũng có thể là yếu tố gây bùng phát vẩy nến. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy triệu chứng vẩy nến ở người bệnh sẽ giảm đi nếu họ áp dụng chế độ ăn không gluten. Ngược lại, khi ăn các thực phẩm chứa gluten, vẩy nến sẽ bùng phát thường xuyên hơn.
Theo National Psoriasis Foundation (Tổ chức Bệnh Vẩy nến Quốc gia Mỹ), người bệnh vẩy nến có thể áp dụng chế độ ăn uống dưới đây:
- Nên ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa acid béo omega-3 như cá béo, dầu olive, quả óc chó, hạt bí ngô.
- Tránh các thực phẩm chế biến, đường tinh luyện và thịt đỏ. Người bệnh cũng nên duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Gia Hân H+
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến,… giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Để đạt hiệu quả, TPCN Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3 - 6 tháng.
XNQC: 01852/2017/ ATTP-XNQC
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Explaq – Kem dược liệu ngừa vẩy da
Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua,… kết hợp với các thành phần khác như MSM, chiết xuất lá sòi, dầu dừa, chiết xuất ba chạc, kẽm salicylat có công dụng làm thơm, dưỡng da và duy trì độ ẩm, giữ cho da mềm mại và mịn màng, góp phần làm sạch vẩy da và tế bào chết.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày từ 3 – 4 lần vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm.
GPQC: 042/17/XNQCMP-YTHN
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn