Nấc cụt là tình trạng co thắt cơ hoành do nhiều nguyên nhân
11 mẹo hay trị ngay chứng nấc cụt
Những mẹo đơn giản chữa nấc cụt
Chớ xem thường nấc cụt
Trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard, trả lời:
Chào bạn!
Nấc (nấc cụt) là do kích thích dây thần kinh phế vị và/hoặc thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột cơ hoành trong vài giây và ngoài ý muốn của con người nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi, khi luồng khí đi ngang qua dây thanh âm vùng hầu – họng tạo thành tiếng nấc.
Một số nguyên nhân có thể gây nấc:
- Căng thẳng, stress
- Ăn uống nhanh: Ăn không nhai kỹ và nuốt nhanh cũng gây nấc. Vì vậy chỉ cần ăn chậm, nhai kỹ, triệu chứng nấc cụt sẽ chấm dứt.
- Rối loạn tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa: Gồm trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô dạ dày, áp-xe ổ bụng, bệnh túi mật, bệnh viêm ruột, viêm gan, nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn hoặc uống (aerophagia), trướng thực quản (esophageal distention) và viêm thực quản.
- Do viêm họng, viêm thanh quản hoặc các khối u vùng cổ kích thích các dây thần kinh thanh quản quặt ngược.
- Uống rượu, hút thuốc.
Thông thường, nấc cụt vô hại và tự hết sau vài phút. Dưới đây là một số mẹo để khắc phục chứng nấc cụt:
- Làm gián đoạn chức năng hô hấp bình thường, ví dụ như nín thở, nghiệm pháp Valsalva (cách làm: Bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra).
- Kích thích vòm họng, lưỡi gà, ví dụ: Nhấm nháp nước lạnh, nuốt một thìa cà phê đường cát khô, uống nhiều ngụm nước.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn bị nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ thì có thể bạn đang gặp một số bệnh nguy hiểm, nên đi khám ngay. Bác sỹ sẽ làm một vài xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (X-quang, CT-scan, siêu âm...) để tìm hiểu nguyên nhân. Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh sử của bạn và những gì thu được qua khám lâm sàng, bác sỹ sẽ xác định được nguyên nhân gây nấc và điều trị dựa vào nguyên nhân. Nếu nấc dai dẳng, kéo dài, không tìm ra nguyên nhân thì bệnh nhân có thể được uống thuốc an thần, thuốc chống co thắt...
Bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc, sẽ có một số thủ thuật có thể giúp đỡ, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc phẫu thuật nhưng thường chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.
Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.
Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.
Bình luận của bạn