Nguyên nhân nào khiến bạn bị hôi miệng và có vị kim loại trong miệng?

Hôi miệng có thể khiến bạn bị mất tự tin khi giao tiếp

Bị hôi miệng: Ăn gì uống gì để hơi thở thơm mát?

5 cách đơn giản giúp giảm hôi miệng tức thì

7 cách dùng baking soda để giảm hôi miệng nhanh chóng

7 cách đơn giản giúp loại bỏ cao răng và hôi miệng

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trả lời:

Chào bạn!

Hôi miệng và miệng có mùi vị kim loại là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên thường là lành tính, ví dụ như bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hôi miệng và miệng có mùi kim loại có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng là do hoạt động của vi khuẩn sống trên bề mặt lưỡi, dưới nướu và trong cổ họng. Khi chúng ta ăn, vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy những phần thức ăn còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Hai hợp chất do vi khuẩn tạo ra khiến hơi thở có mùi hôi là hydro sunfua, có mùi như trứng thối và hydro sunfua có mùi như bắp cải. Một số thực phẩm chúng ta ăn, chẳng hạn như hành và tỏi cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng. Ngoài các nguyên nhân trên thì nhiễm trùng ở miệng, răng hoặc nướu, hút thuốc lá, hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc, vitamin tổng hợp cũng có thể gây hôi miệng. 

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khoang miệng sạch sẽ, nếu nước bọt tiết ra không đủ nó có thể khiến bạn bị khô miệng (xerostomia) và dẫn đến hôi miệng. Trào ngược acid mạn tính (còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản) cũng có thể gây ra những mùi khó chịu trong miệng. 

Có một số nguyên nhân gây hôi miệng như: Vệ sinh răng miệng kém, bệnh răng miệng, một số loại thực phẩm cũng có thể là thủ phạm khiến miệng bạn có vị kim loại. Điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, sử dụng một số loại vitamin tổng hợp chứa kẽm hoặc đồng cũng khiến miệng có vị kim loại. Những người áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb thường cảm thấy mùi vị kim loại trong miệng kéo dài dai dẳng. Đây có thể là tác dụng phụ mà cơ thể gặp phải khi cơ thể rơi vào trạng thái Ketosis.

Trong một số trường hợp, vị kim loại trong miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cảm nhận thấy các mùi vị khác thường trong miệng có thể xảy ra khi bạn mắc một số bệnh ung thư. Khi khối u phát triển, nó có thể ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của người bệnh. Có vị kim loại trong miệng cũng có thể xảy ra khi bạn bị đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan và một số rối loạn chuyển hóa khác. Những bất thường về vị giác cũng thường được tìm thấy ở những người mắc chứng mất trí nhớ.

Trong trường hợp của chồng bạn, chúng tôi khuyên anh ấy nên đến gặp nha sỹ. Bác sỹ sẽ kiểm tra xem chồng bạn có bị sâu răng, mắc bệnh nướu răng hay các nhiễm trùng răng miệng khác hay không. Nếu chồng bạn không mắc các bệnh lý răng miệng và bạn vẫn lo lắng, thì chồng bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và xác định các vấn đề y tế tiềm ẩn gây ra hôi miệng và vị kim loại trong miệng. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

UCLA Health là một trung tâm y tế học thuật của Mỹ bao gồm một số bệnh viện và mạng lưới chăm sóc chính rộng khắp ở khu vực Los Angeles. UCLA Health bao gồm: Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA, Trung tâm Y tế UCLA Santa Monica, Bệnh viện Thần kinh Resnick tại UCLA, Bệnh viện UCLA Mattel Children và Tập đoàn Y tế UCLA. Theo tin tức được đăng trên U.S. News and World Report’s UCLA Health là một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ.


Gia Hân H+ (Theo Dailyjournalonline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị