Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh mạch vành có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

30 tuổi bạn đã bắt đầu bị bệnh mạch vành?

Người bị xơ vữa động mạch vành nên ăn gì?

Bệnh mạch vành nên làm gì để giảm thiểu biến chứng của bệnh?

Xơ vữa động mạch là gì?

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!

Bệnh mạch vành gây ra sự lắng đọng cholesterol vào thành của động mạch và làm cản trở dòng máu đến nuôi cơ tim. Đây là bệnh lý Tim mạch phổ biến nhất ở người cao tuổi. Điều trị bệnh mạch vành cần kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cholseterol máu, huyết áp… từ đó giúp giảm đi các triệu chứng đau thắt ngực, ngăn mảng xơ vữa dày lên và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim. Tuy nhiên, nếu lòng mạch bị tắc hẹp nhiều, cần phải can thiệp bằng cách đặt stent hoặc mổ bắc cầu nối động mạch vành.

Phương pháp phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành được thực hiện nhằm tái thông tuần hoàn mạch vành, từ đó giúp cải thiện dòng máu nuôi cơ tim cho những bệnh nhân hẹp mạch vành mức độ nặng. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, từ chính cơ thể để nối từ động mạch chủ qua nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. 

Không phải ai có bệnh mạch vành cũng cần làm phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Bác sỹ quyết định có cần phẫu thuật không, dựa trên một số yếu tố như mức độ tắc hẹp và tổn thương mạch vành, thể trạng... Sau khi phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành thì 85% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng, giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong tim mạch. Đây là phẫu thuật lớn nên cũng có một tỷ lệ gặp biến chứng nhất định như: Nhiễm khuẩn, chảy máu, suy thận, dị ứng thuốc gây mê, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ cần từ 6 đến 12 tuần để hồi phục hoàn toàn. Đa số người bệnh có thể quay trở lại với công việc thường ngày trong khoảng 6 tuần. Nhưng bạn cũng vẫn cần đến khám bác sỹ định kỳ 3 – 6 tháng/lần, đồng thời thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra… để giúp ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tái xuất hiện bởi vì phẫu thuật chỉ là phương pháp tạm thời chứ không phải là điều trị khỏi bệnh. Nhờ tác động chống oxy hóa, các hoạt chất sinh học này còn giúp tăng sự ổn định mảng xơ vữa để tránh nó nứt vỡ gây tắc mạch và ngăn ngừa tổn thương lòng động mạch vành. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol làm dày mảng xơ vữa và hình hành cục máu đông do đó còn có tác dụng dự phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Với sự phát triển của y học hiện đại, các hoạt chất này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị