Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng làm giảm nguy cơ rụng tóc ở trẻ
Tập thể hình và nguy cơ hói đầu!
Nỗi ám ảnh mang tên rụng tóc: Làm sao để trị?
Rụng tóc, loãng xương vì thiếu kẽm
Nguyên nhân không ngờ khiến tóc rụng từng mảng, hói đầu
PGS.TS Phạm Văn Hiển – Nguyên Chủ tịch Hội da liễu Việt Nam, cho biết:
Chào bạn!
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tóc như yếu tố nuôi dưỡng, thần kinh, mạch máu, hormone... Tóc rụng nhiều thường do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu đạm, vitamin nhóm B (vitamin B6, biotin, acid folic), vitamin E, coenzyme Q10, các khoáng chất như kẽm, sắt... Ngoài ra, tóc rụng cũng có thể do bệnh lý ở đường tiêu hóa, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc các bệnh lý như thiếu máu, giảm chức năng của tuyến giáp cũng thường gây rụng tóc. Do vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trên, bạn hãy chú ý lựa chọn các thực phẩm giàu đạm có nhiều trong thịt, cá tôm, cua, trứng, các loại đầu; Vitamin B có trong ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, cải xanh, biotin có trong gạo đỏ, đậu xanh, đậu nành...; Vitamin C có trong rau, củ, trái cây tươi (đặc biệt là cam, bưởi, táo...), vitamin E có trong trái bơ, dầu thực vật, các loại hạt, kẽm (có trong hàu, rong biển, cá biển, muối iod), coenzyme Q10 có trọng thịt, cá, súp lơ, các loại đậu. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì cần chăm sóc tóc thường xuyên: nên gội đầu 3 lần trong tuần, dùng dầu gội hợp với từng loại tóc, massage nhẹ nhàng khi gội hơn là cào sạch da đầu, hạn chế uốn, sấy, nhuộm tóc... Nếu có các bệnh lý tiêu hóa, tuyến giáp thì cần khám chữa triệt để.
Ngoài thiếu dưỡng chất, những người bị rối loạn thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh thực vật và các tổn thương thần kinh khác như bệnh nhân bị stress nặng cũng có thể bị rụng tóc.
Để điều trị hiệu quả rụng tóc, bạn nên đến gặp bác sỹ thăm khám để biết chính xác nguyên nhân.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn