Rụng tóc, loãng xương vì thiếu kẽm

Thiếu kẽm gây rụng tóc ở cả trẻ em và người lớn.

Calci - Chiếc gậy chống của người già

Calci có thực sự tốt cho xương?

Trẻ em thiếu kẽm sẽ chậm dậy thì

Những sự thật ít biết về khả năng sinh sản của con người

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và giúp điều chỉnh việc sản xuất tế bào trong hệ thống miễn dịch. Trong cơ thể con người, có hơn 300 loại enzyme khác nhau đòi hỏi phải có kẽm để hoạt động bình thường. Khi thiếu kẽm, cơ thể bạn có những triệu chứng: Loãng xương, ăn mất ngon, mất mùi và vị giác, hay phiền muộn, da khô, nhợt nhạt, tiêu chảy, rụng tóc, giảm cân.

Kẽm có trong các loại thực phẩm: Các loại thịt, sò, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, hạnh nhân, hạt mì, hạt bí ngô, gừng,…

Kẽm có trong các loại thịt

Lợi ích sức khỏe quan trọng của kẽm:

  1. Giúp tóc chắc khỏe: Thiếu kẽm gây rụng tóc ở cả trẻ em và người lớn. Kẽm giúp tóc chắc khỏe hơn, bởi vậy khi thấy có dấu hiệu của rụng tóc, bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều kẽm, kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên uống để bổ sung ngay kẽm cho cơ thể.
  2. Hạn chế loãng xương: Kẽm là một thành phần của hydroxyapatite, giúp cho xương chắc khỏe và cứng cáp. Thiếu kẽm, xương yếu và dễ vỡ. Vì lý do này, bạn nên bổ sung đủ kẽm để tránh bị lão hóa sớm hay loãng xương.
  3. Chăm sóc da: Kẽm kích thích chức năng của bạch cầu, giúp cơ thể chống lại một số nhiễm trùng,  viêm loét, vết bỏng, vết mổ phẫu thuật, cũng như mụn nhọt, mụn trứng cá. Kẽm cũng cần thiết cho việc sản xuất ra collagen, mô liên kết cần thiết và quan trọng để giúp tái sinh da.
  4. Tăng cường khả năng sinh sản: Kẽm có trong tinh dịch, bổ sung đầy đủ kẽm giúp cơ quan sinh dục của nam phát triển toàn diện. Ở phụ nữ, kẽm cần thiết trong tất cả các giai đoạn từ sinh đẻ đến giai đoạn cho con bú. Kẽm giúp bảo vệ DNA trong các tinh trùng, giúp chuyển giao thông tin một cách chính xác. Và đặc biệt, kẽm là một phần thiết yếu của các enzyme cho phép tinh trùng thâm nhập vào trứng, giúp tăng khả năng thụ thai.
  5. Chất chống oxy hóa: Kẽm đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và được tham gia vào một số phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm tổng hợp protein, chức năng của enzyme và chuyển hóa carbohydrate. 
Ngoc Hoa H+ (Theo Organicfacts)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp