- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Ngoài màu trắng đục, sữa mẹ có thể có màu khác do người mẹ mắc bệnh nào đó
Thuê, dùng chung máy vắt sữa có an toàn không?
Nguy hiểm gì chực chờ mẹ bầu và bé khi vắt sữa non trước sinh?
Nguy hiểm gì chực chờ mẹ bầu và bé khi vắt sữa non trước sinh?
Phong trào vắt sữa non nguy hiểm của bà bầu
Chào bạn!
Sữa mẹ tiết ra bị vấy máu, có màu hồng (hoặc nâu, đỏ) trong những ngày đầu sau sinh thường khiến sản phụ và người thân lo lắng. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì đây là hiện tượng khá phổ biến, nhất là ở những bà mẹ sinh con đầu lòng.
Việc sữa mẹ có chút máu không hẳn là bất thường. Có nhiều nguyên nhân khiến trong sữa mẹ có máu. Có thể bạn bị vỡ các mao mạch (mạch máu cực kỳ nhỏ) trong ngực do tác động mạnh lên ngực; Chảy máu từ các u nhú giữa các ống sữa. Đây là bệnh nang xơ ở vú do có khối u nhỏ lành tính trong ống dẫn sữa. U thường chỉ xuất hiện ở một bên vú và không sờ được bằng tay. Với người mẹ lần đầu sinh con lại có nhiều sữa, thường xuất hiện tình trạng căng sữa, sẽ tăng lưu lượng máu đến ngực và tạo sữa nhanh ở các tuyến sữa. Điều này có thể gây ra hiện tượng máu lẫn vào sữa mẹ. Ngoài những nguyên nhân trên, việc dùng máy hút sữa không đúng cách; Nứt cổ gà cũng làm cho sữa có máu.
Thông thường, máu trong sữa mẹ sẽ biến mất trong vòng 3 – 7 ngày. Nếu hiện tượng này không mất đi sau 1 tuần thì bạn nên đi khám bác sỹ! Để hạn chế tình trạng trên, khi hút sữa, các bà mẹ nên chọn dụng cụ mềm, không massage, bóp quá mạnh trên ngực để tránh nứt núm vú.
Nếu núm vú nứt cổ gà, cách xử trí tốt nhất là chờ đợi và không làm gì cả. Sau một thời gian, núm vú sẽ tự lành, trong khi mẹ vẫn duy trì cho bé bú. Nếu cảm thấy quá đau không thể tiếp tục cho con bú, bạn có thể hút sữa trong 1 - 2 ngày và đợi núm vú bình phục. Chú ý phải hút sữa 8 - 10 lần mỗi ngày để có đủ sữa cho bé.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bác sỹ Trần Thu Thủy – Bệnh viện Nhi Trung ương
Bình luận của bạn