Thoát vị đĩa đệm điều trị mãi không khỏi do đâu?

Sau 30 tuổi nhiều người có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

Tìm ra bí quyết để hết đau do thoát vị đĩa đệm

Ăn gì để tăng cường sức khỏe cột sống?

Thoát vị đĩa đệm đã uống thuốc Nam không khỏi, điều trị cách nào?

Chào bạn!

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở những người sau 30 tuổi. Bệnh hay gặp nhất là ở đoạn cột sống bản lề như cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Bệnh có thể gây phiền toái cho người bệnh như đau, mỏi ở vùng cơ xung quanh cột sống. Trường hợp nặng có thể gây chèn ép dây thần kinh gây tê bì, rối loạn cảm giác, gây mất cảm giác ở vùng da nhất định.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, điển hình là điều trị nội khoa bảo tồn và can thiệp ngoại khoa phẫu thuật. Nếu điều trị nội khoa bảo tồn không hiệu quả thì bạn phải can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa.

Trường hợp của bạn đã bị bệnh khá lâu, đã điều trị bằng các biện pháp nội khoa bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt nhưng không có hiệu quả, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Bác sỹ sẽ cho bạn chụp cộng hưởng từ để đánh giá chất lượng đĩa đệm, mức độ thoát vị, có gây chèn ép tủy sống hay không, đường ra của dây thần kinh có bị chèn ép hay không? Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị như nội soi lấy nhân thoát vị, thay đĩa đệm, cố định cột sống.

Bạn nên đến bệnh viện khám lại để bác sỹ có đánh giá đúng và phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh thoát vị đĩa đệm dễ tái phát, người bệnh hoạt động sai tư thế, bị chấn thương có nguy cơ bị tái phát ở ngay chính điểm thoát vị hoặc các điểm lân cận. Khi điều trị xong, người bệnh cần có chế độ tập luyện, sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp, tránh stress để tránh bệnh tái phát.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

TS.BS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị