Khi bôi kem chống nắng cho bé mẹ phải thật cẩn thận vì da bé rất mỏng manh
Tại sao bạn vẫn nên thoa kem chống nắng trong mùa Đông?
Vì sao kem chống nắng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư da?
Ăn chocolate để chống nắng, chống lão hóa da?
Tự làm kem chống nắng từ 10 loại dầu vừa bảo vệ vừa dưỡng da
Bác sỹ nhi Paul Library - Người sáng lập và cựu Giám đốc Trung tâm suyễn, Bệnh viện Nhi đồng Montreal (Canada), trả lời:
Chào bạn!
Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời hơn vì chúng có làn da mỏng hơn người lớn. Ngay cả trẻ có làn da sẫm màu cũng dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng sớm càng có nguy cơ mắc ung thư da khi lớn lên.
Các tia UVA và UVB trong ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương da. Nếu tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời, trẻ có nguy cơ mắc ung thư da. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời là bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi. Tia UV có thể xuyên qua đám mây mỏng và tiếp cận xuống mặt đất vì vậy ngay cả khi trời không nắng, con bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tia UV.
Kem chống nắng được sử dụng để ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời. Tốt nhất bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 15 trở lên.
Hầu hết các loại kem chống nắng có thể được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng chỉ nên sử dụng trên các vùng nhỏ của cơ thể. Tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ để lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp cho con.
Khi thoa kem chống nắng cho bé, chỉ nên thoa một lớp mỏng trước khi ra ngoài 30 phút, có thể thoa lại sau 2 tiếng hoặc sau khi tiếp xúc với nước dù đó là loại kem chống nắng có tính năng chống nước.
Tránh bôi kem chống nắng vào vùng niêm mạc như mắt, miệng... Ngoài ra, bạn không nên sử dụng dầu tắm nắng (suntan oil) vì nó làm cho da trẻ bị cháy nắng nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng một số cách sau để bảo vệ con bạn tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bạn nên đặt con trong bóng râm, dưới tán cây...
- Nếu phải ra ngoài, cần cho bé mặc áo quần che nắng và có dụng cụ che chắn như ô, mũ, kính mát.
- Nếu con bạn bị cháy nắng, hãy bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng khỏi hoàn toàn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn