Trúng gió có những biểu hiện như mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, buồn nôn...
Hỏi: Tôi năm nay 22 tuổi. Khoảng 2 ngày gần đây tôi hay bị đau đầu kèm theo các biểu hiệu buồn nôn rất khó chịu. Triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại khi tôi ra ngoài trời. Xin hỏi bác sỹ tôi bị bệnh gì và điều trị ra sao? (Nguyễn Văn Dương, Hưng Yên).
Bác sỹ Đinh Thị Thanh trả lời:
Chào bạn!
Theo chẩn đoán của tôi có thể bạn đang bị trúng gió. Bệnh thường có những biểu hiện như mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, đau nhừ cả cơ thể, kèm theo cảm giác buồn nôn. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị ngất, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ nguy kịch đến tính mạng.
Trúng gió thường gặp nhất là vào lúc giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, sương, nhiều gió... Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn có thể bạn mắc bệnh huyết áp thấp mạn tính nên cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khi gặp các yếu tố thời tiết bất lợi thì không thích ứng được sinh ra triệu chứng trúng gió mạn tính kéo dài.
Trúng gió thường gặp nhất là vào lúc giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, sương, nhiều gió... Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn có thể bạn mắc bệnh huyết áp thấp mạn tính nên cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khi gặp các yếu tố thời tiết bất lợi thì không thích ứng được sinh ra triệu chứng trúng gió mạn tính kéo dài.
Trúng gió cần được điều trị triệt để, bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng như phong thấp, tê thấp…
Trúng gió nhẹ có thể sơ cứu tại chỗ bằng cách làm nóng cơ thể như cho người bị trúng gió uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát, làm nóng gan bàn chân, đánh gió theo phương pháp cổ truyền – dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay cho đến khi đồ bạc xám lại – cho thông khí huyết. Khi bệnh nhân tỉnh táo có thể ăn cháo hành, tía tô để giữ ấm cho cơ thể (lưu ý những người có thai và tăng huyết áp không nên cạo gió). Để hồi phục tốt bệnh nhân có thể đi giác hơi.
Trong trường hợp bạn bị trúng gió nặng như hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng,
tai biến mạch máu cần nhập viện ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ có tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt… Điều trị liệt dây thần kinh số 7 chỉ cần bằng châm cứu kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ… trong 4 – 6 tuần. Cũng có trường hợp phải điều trị kéo dài 2 – 3 đợt mới có thể phục hồi.
Nếu ngồi xe ô tô hay phòng có điều hòa, khi rời khỏi xe, phòng bạn nên đứng ở cửa một lát để cơ thể thích ứng với bên ngoài rồi hãy ra khỏi xe. Không nên tắm khuya, khi tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh kể cả mùa hè.
Nếu đêm bạn cần ra ngoài thì nên khoác thêm áo, bạn cũng không nên uống rượu khuya và về muộn. Không để điều hòa thổi thốc vào người, cũng không nên mở cửa sổ để ngủ vào ban đêm để tránh gió. Khi đang ở môi trường ấm như trong chăn hay trong nhà bạn cần mặc thêm quần áo nếu đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh như mở cửa sổ, đi từ trong nhà ra ngoài trời… Đặc biệt, bạn không nên uống rượu cho ấm người vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.
Với những người đã bị trúng gió, để phục hồi tốt nên kết hợp nhiều phương pháp như ngâm chân bằng nước ấm, tắm bùn khoáng hay thuốc dược thảo. Uống trà với các cây thuốc giải cảm như cúc hoa, bạc hà, khuynh diệp…
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nên đọc
Đỗ Ngoan H+
Bình luận của bạn